Vietnamese English
Xây dựng mô hình hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn thời 4.0

8/4/2020 5:01:00 AM

Nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) thì việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn được ước tính sẽ giúp tăng trưởng toàn cầu thêm 4,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030, đồng thời giúp khôi phục các hệ thống tự nhiên của chúng ta.

Ước tính dân số toàn cầu sẽ đạt gần 9 tỷ người vào năm 2030, trong đó có 3 tỷ người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu mới. Việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong tương lai tạo áp lực chưa từng có lên tài nguyên thiên nhiên.
 

Khoảng 90 tỷ tấn tài nguyên thiên nhiên được khai thác mỗi năm để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu, tức là hơn 12 tấn cho mỗi người trên
hành tinh. Dựa trên các xu hướng hiện tại, con số đó dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Hiện nay, chỉ có 9% tài nguyên tìm đường quay trở lại sản phẩm sau lần sử dụng đầu tiên.

Các nước trên thế giới cũng như
Việt Nam đang hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn nhằm giải quyết thách thức giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

Khi thế giới ngày càng nhận thức được tác động của loài người đối với sự tồn tại và phát triển của hành tinh chúng ta, hệ thống kinh tế mới không chỉ phải giải quyết bản chất hữu hạn của
tài nguyên không tái tạo, mà còn xử lý lượng chất thải lớn đã tạo ra.

Mô hình kinh tế tuần hoàn như một phương tiện để suy nghĩ lại về cách chúng ta thiết kế, sản xuất và sử dụng các sản phẩm và vật liệu. Nó dựa trên việc thiết kế chất thải và
ô nhiễm (chủ yếu bằng cách xem chất thải là một lỗ hổng thiết kế), giữ cho các sản phẩm được sử dụng lâu hơn (nếu chúng ta xây dựng một nền kinh tế sử dụng mọi thứ, thay vì sử dụng hết), tái tạo các hệ thống tự nhiên bằng cách mô phỏng khái niệm tự nhiên rằng mọi thứ đều là đầu vào cho thứ khác.

Như vậy, việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là một cơ hội lớn để phát triển nhanh và bền vững, không chỉ đạt mục tiêu về kinh tế - xã hội,
môi trường mà còn giúp ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn giúp đáp ứng các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Tóm lại, để phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, cần hiểu rõ bản chất và luận cứ được cách thức phát triển này gắn với hợp tác công - tư và sự ủng hộ của cộng đồng người tiêu dùng. Nhận thức được các thách thức và các công nghệ chủ đạo của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tiếp cận, vận dụng cho phát triển kinh tế tuần hoàn.

Khánh Ly (moitruong.com.vn)

Lượt xem : 1802