Vietnamese English
Xã hội học môi trường và mối quan hệ với con người

9/28/2021 9:15:00 AM

Xã hội học môi trường công nhận một sự thật là, môi trường tự nhiên có thể tác động đến (và đến lượt nó bị ảnh hưởng bởi) các xã hội và hành vi con người. Vì vậy, các nhà xã hội học môi trường đã đi chệch khỏi một quan điểm truyền thống của xã hội học cho rằng, chúng ta chỉ có thể giải thích các sự kiện xã hội (social facts) bằng sự kiện xã hội khác.

Các bằng chứng thực tế cho thấy, con người đang tạo ra những tác động nguy hiểm và chưa từng có lên môi trường toàn cầu (Brown, 1978; Ophuls, 1977, SCEP, 1970; Woodwell, 1978). Những gì con người đang gây hại cho môi trường, mà sự sinh tồn của họ lệ thuộc vào, đã khiến nhiều cộng đồng trong xã hội phải quan tâm. Nó cũng ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà khoa học, và đã dẫn đến sự xuất hiện của một chuyên ngành mới trong xã hội học – “ xã hội học môi trường”.
 

Mục đích của bài viết này là nhằm miêu tả sự xuất hiện của
xã hội học môi trường, và phác họa những đặc điểm chủ yếu khiến cho chuyên ngành mới này trở thành một lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt. Chúng tôi sẽ đề cập đến một số vấn đề cụ thể hơn nhằm đạt được mục đích trên.

Trước hết, do các nhà xã hội học không xông xáo trong những nỗ lực ngần đây để tìm hiểu những nguyên nhân và hậu quả của các
điều kiện môi trường đang bị thay đổi; vì thế, chúng tôi sẽ thảo luận ngắn gọn về những truyền thống của ngành đã khiến cho họ khó nhận ra tầm quan trọng của các vấn đề môi trường và những giới hạn sinh thái (ecological constraints) – đến mức đã phớt lờ những tiền đề quan trọng của xã hội học môi trường đương đại..

Thứ hai, chúng tôi sẽ sơ lược những phát triển gần đây về mặt thể chế trong nội bộ các hiệp hội xã hội học, để thấy xã hội học
môi trường đang ngày càng được quan tam hơn. Những sự phát triển về thể chế này, thực chất, hàm ẩn một sự chuyển đổi, từ cái gọi là “xã hội học về các vấn đề môi trường” (sociology of environmental issues” thành “ xã hội học môi trường”( environmental sociology). Bài viết phần lớn sẽ đi vào chi tiết sự phân biệt giữa hai thuật ngữ hay hai giai đoạn phát triển này.


Phần thứ ba của bài viết sẽ điểm luận những nỗ lực trong thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, nhằm áp dụng các quan điểm xã hội học truyền thống trong nghiên cứu về giải tri nơi hoang dã (wildland recreation), quản lý tài nguyên (resource management), và chủ nghĩa môi trường (bao gồm cả “phong trào môi trường” và thái độ của công chúng đối với các vấn đề môi trường). Khi nhìn lại, ta có thể thấy rằng, các nghiên cứu xã hội học về các vấn đề môi trường” đó đã khiến một số nhà xã hội học nhận ra sự nổi bật mang tính xã hội học của môi trường tự nhiên, và từ đó tạo bàn đạp cho những nghiên cứu hiện nay của xã hội học môi trường.

Xã hội học môi trường công nhận một sự thật là, môi trường tự nhiên có thể tác động đến (và đến lượt nó bị ảnh hưởng bởi) các xã hội và hành vi con người.

Vì vậy, các nhà xã hội học môi trường đã đi chệch khỏi một quan điểm truyền thống của xã hội học cho rằng, chúng ta chỉ có thể giải thích các sự kiện xã hội (social facts) bằng sự kiện xã hội khác.

Qủa thật, chính sự chấp nhận của xã hội học môi trường, cho các biến số môi trường có ý nghĩa đối với nghiên cứu xã hội học, đã giúp tách xã hội học môi trường thành một lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt.

Do đó, trong phần thứ tư chúng tôi sẽ mô tả một “khung phân tích”, để giải thích các tương tác đa dạng giữa xã hội và môi trường (societal-environmental interactions) mà các nhà xã hội học quan tâm.

Chúng tôi sẽ điểm qua các chủ đề nghiên cứu hiện đang được xã hội học môi trường chú ý:

1) môi trường xây dựng (built environment),


2) phản ứng có tổ chức đối với các vấn đề môi trường (organizational response to environmental problems),

3) các hiểm họa thiên tai (natural hazards),

4) SIA – đánh giá tác động xã hội (social impact assessment),

5) sự khan hiếm năng lượng và tài nguyên,

6) sự phân phối tài nguyên và khả năng chịu tải (carrying capacity).

Trong phần kết luận, chúng tôi sẽ thảo luận về tương lai của xã hội học môi trường – bao gồm những trọng tâm nghiên cứu có thể có, các quan hệ với ngành khoa học mẹ (xã hội học), và với nhiều ngành khác có liên quan đến nghiên cứu môi trường.

(Theo VUSTA.VN)

Lượt xem : 3327