Trả lời câu hỏi của Nông nghiệp Việt Nam về việc Việt Nam hiện có còn tê giác bản địa hay không, bà Nga cho rằng, nếu nói về tê giác Việt Nam, từ năm 2011 đã phát hiện một cá thể tê giác ở vùng phân bố chết vì già. Do đó, một số thông tin cho rằng tê giác Việt Nam đã
tuyệt chủng. “Nhưng về chuyên môn, phải tính chu kỳ một vòng đời của con tê giác (35 – 40 năm) kết thúc mà không phát hiện cá thể tê giác nào sống trong tự nhiên nữa, thì mới được công bố tê giác tuyệt chủng. Từ đó đến nay vẫn chưa có thông tin thêm gì về tê giác Việt Nam và cũng chưa có điều tra toàn diện về vấn đề này”, bà Nga thông tin.
4 tỉnh công bố thiên tai xâm nhập mặn
Tiền Phong cho biết đến ngày 24/2, trong 13 tỉnh và thành phố vùng ĐBSCL, đã có 4 tỉnh công bố
thiên tai xâm nhập mặn là Kiên Giang, Bến Tre, Long An và Sóc Trăng. Kiên Giang bị thiệt hại về lúa nặng nhất với gần 40.000 ha, nước mặn còn đe dọa rừng U Minh Thượng. Sóc Trăng có hơn nửa số huyện bị độ mặn 10 g/lít xâm nhập và có diện tích mía lớn nhất vùng đang bị nước mặn làm chậm thời vụ, hàng nghìn héc-ta mía đã xuống giống không phát triển được.
Căng thẳng nhất về nước sinh hoạt là Bến Tre: Bị
nước mặn bao trùm toàn bộ diện tích nên nước sinh hoạt của các nhà máy ở đô thị cũng có độ mặn trên 1 g/lít. Long An công bố thiên tai mức độ 2 (mức cao nhất), khi độ mặn trên sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây vào sâu đất liền 72-75 km tính từ cửa sông (quy định mức độ 2 là hơn 50 km). Theo tính toán sơ bộ của một số cơ quan, thiên tai hạn và mặn đã làm ĐBSCL thiệt hại khoảng 150.000 tỷ đồng và chưa dừng lại.
Vùng nào ở TPHCM bị sụt lún nhanh?
SaigonTimes cho biết ngày 25/2 Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM công bố số liệu cho thấy thành phố có khoảng 20 khu vực bị sụt lún nhanh và 40 khu vực khác bị sụt lún với tốc độ chậm hơn. Tổng diện tích vùng
sụt lún ở thành phố lên đến gần 7.200 héc ta. Các khu vực bị sụt lún nhanh gồm một phần các phường 7, 15, 16 (quận 8); một phần các phường Thạnh Lộc, An Phú Đông (quận 12); một phần các phường Tân Tạo A, An Lạc, Bình Trị Đông B (Bình Tân); một phần phường 26 (Bình Thạnh); một phần các xã Phong Phú, Bình Hưng, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Túc (Bình Chánh), một phần xã Nhị Bình (Hóc Môn) và một phần các xã Nhơn Đức, Phú Xuân và thị trấn Nhà Bè (Nhà Bè).
Một số khu vực bị sụt lún với tốc độ tương đối nhanh là quận 6 (một phần phường 10), quận 7 (một phần các phường Bình Thuận, Tân Thuận Tây, Tân Thuận, Phú Thuận, Phú Mỹ) và nhiều khu vực khác ở các quận 8, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè. Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cho biết trong năm 2015, TPHCM tiếp tục có hiện tượng sụt lún bề
mặt đất, khu vực bị sụt lún nhiều nhất đo được là 28 mm. Trong đó diện tích vùng lún nhanh (hơn 15 mm/năm) là 356 héc ta và diện tích vùng lún tương đối nhanh (10-15 mm/năm) là 2.440 héc ta, diện tích vùng lún trung bình (5-10 mm/năm) là gần 4.400 héc ta. So sánh số liệu sụt lún giai đoạn năm 1996 – 2012 với số liệu năm 2015 cho thấy các khu vực quận 8, 12, Bình Chánh, vẫn tiếp tục bị lún. Còn khu vực quận 5, 10, 11, Tân Bình đã không còn xuất hiện các vùng lún nhanh. Trong khi đó, nhiều vùng lún mới xuất hiện như khu vực huyện Nhà Bè, Bình Chánh.
Đà Nẵng: Sẽ “trảm” doanh nghiệp vi phạm môi trường tới lần thứ ba
Phát hiện và xử lý trên 30 vụ khai thác
khoáng sản trái phép, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền hơn 800 triệu đồng. Theo báo cáo của UBND TP Đà Nẵng, trong năm 2015 đã phát hiện và xử lý trên 30 vụ khai thác khoáng sản trái phép, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền hơn 800 triệu đồng. Đồng thời, các ngành chức năng đã tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý việc khai thác vàng tại Khe Đương (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang); khu vực phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu), khai thác đất đồi tại khu vực miếu Âm Linh (phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ) mà Pháp Luật TP.HCM đã có nhiều bài phản ánh.
Theo UBND TP Đà Nẵng, các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản cũng đã thực hiện nộp tiền vào ngân sách 30,3 tỉ đồng, gồm: Thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và tiền ký quỹ phục hồi
môi trường trong khai thác. Được biết, hiện các doanh nghiệp cũng đã tiến hành ký cam kết bảo vệ môi trường trên đường vận chuyển, chở đúng tải trọng. Theo đó, đơn vị nào có xe vi phạm lần thứ ba thì Sở TN&MT báo cáo UBND TP đề nghị dừng hoạt động; đóng góp tiền cho chính quyền địa phương để thuê nhân công, phương tiện quét, tưới, rửa đường - Pháp luật TP Hồ Chí Minh đưa tin.
Khu bảo tồn Zimbabwe cân nhắc giết 200 con sư tử vì đàn quá đông
Một khu bảo tồn ở Zimbabwe có thể phải bắn 200 con sư tử do số sư tử sinh sản quá mức để có thể duy trì sự ổn định tại đây. Thêm vào đó, số người mua giấy phép săn bắn sư tử đã giảm sau vụ chú sư tử già nổi tiếng Cecil bị hạ sát. Theo ước tính, Khu bảo tồn Bubye Valley hiện có 500 con sư tử và đàn sư tử đang ngày càng đông khiến việc nuôi chúng càng thêm khó khăn, thậm chí đe dọa
hệ sinh thái tại đây.
Khu vực bảo tồn lớn nhất tại Zimbabwe này đã kêu gọi các vườn thú, khu nuôi giữ động vật hoang dã trên khắp thế giới đến nhận sư tử của họ, nếu không họ buộc phải bắn bớt 200 con. Tuy nhiên, việc nhận nuôi sư tử không dễ dàng vì khác với sư tử sinh ra trong chuồng, sư tử ở các
khu bảo tồn ở châu Phi được sinh sống tự nhiên và môi trường tự nhiên của loài này khá rộng – theo TTXVN.
Vấn đề biến đổi khí hậu: Trái Đất ấm lên ảnh hưởng nguồn cá toàn cầu
Biến đổi khí hậu đang đẩy các đàn cá về Cực Bắc và Cực Nam, gây ra nguy cơ các nước nghèo gần Xích đạo mất đi nguồn lợi tự nhiên quan trọng này. Nghiên cứu công bố ngày 24/2 trong tạp chí "Nature Climate Change" (Biến đổi Khí hậu tự nhiên). Theo nhóm nghiên cứu của các trường đại học Rutgers, Princeton, Yale và Đại học bang Arizona của Mỹ, các loài cá quan trọng trong tự nhiên đang dần di chuyển ra khỏi vùng biển
khí hậu ôn hòa và về phía 2 cực Trái Đất do tác động từ hiện tượng ấm lên toàn cầu – theo Bnews.
"Cuộc di dân" của các loài cá, một nguồn thực phẩm thiết yếu cho hàng triệu người trên thế giới, đe dọa làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia. Một phần do các nền kinh tế phát triển thường nằm tại vùng khí hậu ôn hòa gần với các cực hơn. Trong một báo cáo trước đó, tổ chức phi chính phủ quốc tế Oxfam từng cảnh báo những hậu quả do
biến đổi khí hậu gây ra không chỉ dừng lại ở lũ lụt, hạn hán và những hiện tượng thời tiết cực đoan m à còn có thể gây tổng thiệt hại 1.700 tỷ USD mỗi n ăm cho các n ền kinh tế đang phát tri ển.
Nước biển đang dâng với tốc độ cực nhanh
Nước biển đang dâng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 2800 năm qua. Đây là kết quả nghiên cứu mới công bố các nhà khoa học Mỹ. Dựa trên quá trình theo dõi
mực nước biển tại 24 địa điểm trên thế giới, các nhà khoa học chỉ ra rằng, mỗi năm nước biển đang dâng cao hơn khoảng 3,4 mm – theo VTV.
Tốc độ nhanh đáng quan ngại khi mà những năm 90, con số này mới chỉ là 1,4 mm. Hàng triệu ha đất sẽ chìm xuống đại dương. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh, con người có thể làm chậm quá trình này nếu tuân thủ các cam kết về mức độ phát
thải khí nhà kính .