Vietnamese English
Vành đai xanh London giúp gì Hành lang Xanh HN?

7/5/2010 7:31:00 AM

Mô hình giao thông London là điều mơ ước, nhưng không học được vì khả năng kinh tế của hai thành phố có sự cách biệt quá lớn, vậy Hà Nội nên học gì?

 

Tác giả: Trần Huy Ánh

Sông Thames và chuyện xử lý nước thải

Trong bản quy hoạch Hà Nội đến năm 2030 (gọi tắt là QH) có mục tham khảo kinh nghiệm QH của 16 thành phố từ châu Âu, Á, và châu Mỹ. Bài học từ London, thủ đô Anh quốc có nội dung: «QH cảnh quan kết hợp không gian mở. Thiết lập vành đai xanh và những thị trấn mới. Lập trung tâm tài chính thương mại bên ngoài để chuyển các toà nhà lớn ra khỏi trung tâm lịch sử. 23% diện tích giao thông, phương tiện công cộng hiện đại. Thu phí giao thông cao để giảm bớt các phương tiện cá nhân trung tâm thành phố"(*)trường phải đạt chuẩn, muốn vậy phải sử dụng hệ thống XLNT tại nguồn - tiếng Nhật là Johkasau-JKS. Hệ thống được nhà nước hỗ trợ đầu tư 13%, người dùng đóng góp 60%, địa phương 27%, với quy trình lắp đặt vận hành, giám sát chặt chẽ. Hầu hết các hộ gia đình ở Nhật Bản đều lắp hệ thống JKS. Được biết, hiện nay, HN đã có một số dự án lắp đặt JKS có quy mô gia đình đến cụm dân cư.
Ảnh 9 (Trái): Thu gom nước thải vào ga cống, dẫn về trạm XLNT mini (của KU Leuven)
Ảnh 10 (Phải): Sơ đồ tách nước thải để xử lý với nước đổ thẳng vào sông (của KU Leuven)

 

Thực tế, bài học giãn trung tâm lớn ra khỏi nội đô với Hà Nội là rất khó theo. Bản QH lại không thể xác định vị trí trung tâm lớn nào vào các dự án bất động sản nhỏ lẻ (đã có chủ) vốn đã bố trí nhà ở để bán.

Mô hình giao thông London là điều mơ ước, nhưng không học được vì khả năng kinh tế của hai thành phố có sự cách biệt quá lớn, vậy Hà Nội  nên học gì?

nh 1 (Trái): London là vành đai xanh và những thị trấn mới (trích thuyết minh QH)
Ảnh 2 (Phải): Phương án thoát nước thải tách khỏi sông Thames- công bố năm 1834


 

Thế kỷ 19, London có 2,5 triệu người, từ năm 1848-1849 dịch bệnh chết 70.000 người. Năm 1854 có 1/8 dân số London đã chết vì đủ các loại bệnh: Cúm, đậu mùa, thương hàn và nhiều hơn cả là dịch tả (tiêu chảy cấp).

Nguyên do nước thải công nghiệp, sinh hoạt, xác súc vật và phân lỏng toàn thành phố đổ thẳng vào sông Thames. Xú uế tràn ngập thành phố, len vào toà thị chính, làm điên đầu các uỷ viên Hội đồng thành phố này. Thảm trạng  kéo dài mấy chục năm.

Ảnh 3 (Trái): Xây dựng đường cống xử lý nước thải ở phía Nam sông Thames - 1861
Ảnh 4: (Phải) Trạm bơm nước đã xử lý vào kênh dẫn nước sạch tới công viên - 2005

 

Năm 1934, hoạ sĩ John Martin đã vẽ đường cống tách nước thải ra khỏi sông (ảnh minh hoạ). Năm 1949, Bác sĩ John Snow đã nghiên cứu nghiêm túc và cẩn trọng, khẳng định nguyên nhân bệnh dịch lan truyền là do ô nhiễm nước. Joseph Bazalgette, kỹ sư đường sắt, từ bỏ công việc ông vốn được trọng vọng để dành cả cuộc đời hoàn thiện dự án xử lý nước thải (XLNT). Năm 1852, ông được chọn là KTS trưởng dự án.

Khởi động ngày 18/5/1858, thành phố đào 3,5 triệu m3, xây cống mới chặn nước thải, ngăn không cho đổ thẳng vào sông Thames. Ống ô van đường kính 2,1 m, dài 134 km, đón nước thải  từ 1.800 km cống rãnh chảy tự do. Các trạm bơm lớn loại bỏ "chướng khí" bằng cách đẩy nước thải ra khỏi thành phố với tốc độ 2,4 km/ giờ, đi hơn 20 km ra vịnh biển...

Dự án XLNT được xây dựng bởi những tài năng kiệt xuất, nhiệt  tâm, tính toán thận trọng, và không ngừng được mở rộng, nâng cấp. Nhờ đó, hệ thống  hoạt động tốt cho đến ngày nay.

Ảnh 5 (Trái): Xây dựng công trình ngầm trên đường phố London - 1864
Ảnh 6 (Phải): Công viên mới xây trên vùng đất hoang bên sông Thames rộng 9 hec ta - 2008

 

Hà Nội: Quy hoạch mới, sơ đồ thoát nước... cũ

Sau đợt ngập úng cuối năm 2008, HN khởi công giai đoạn 2 dự án thoát nước HN. Lãnh đạo dự án nói có chi hết 550 triệu USD thì HN vẫn úng ngập. Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho biết: «Phải xem xét lại QH hệ thống tiêu thoát trong nội và ngoại thành gắn với QH vùng để đảm bảo tiêu thoát hiệu quả». Tuy vậy trong QH mới, sơ đồ thoát nứơc HN không có gì mới. Nội thành vẫn thoát nước tự chảy hướng Bắc Nam, nước thải  đen ngòm vẫn theo sông Tô Lịch hơn 20km chảy dọc thành phố.

Ảnh 7 (Trái): QH thoát nước do JICA lập với 6 lưu vực thoát nước, 5/7 nhà máy XLNT
Ảnh 8 (Phải): Thoát nước trong QH do PPJ lập: Thoát nước nội thành không có gì mới

 

Ngoài 550 triệu USD thoát nước, thành phố còn gần 1 tỷ USD để làm 7 nhà máy XLNT. Một cái tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Nhà máy bên hồ Trúc Bạch vô dụng vì nước thải từ hàng chục nhà thuyền, hoá chất từ các xưởng đúc đồng đổ thẳng xuống hồ. Nhà máy Kim Liên chi vận hành 1,7 tỷVND/ năm, vẫn phải dùng hoá chất để giảm đỡ mùi hôi bốc lên từ nước hồ

Đắt nhất là nhà máy Yên Sở (223 triệu USD) dự kiến  xử lý 1/2 nước thải Hà Nội, phục vụ 1,5 triệu dân. Thực ra nó chỉ làm sạch khung cảnh cho khách sạn đầu tư nước ngoài trị giá 2 tỷ USD nằm bên hồ. Toàn dân Hà Nội sống đôi bờ các con sông ô nhiễm từ đầu thành phố chảy đến hồ này đã gánh đủ tác hại. Nước xử lý xong, bơm ra sông chỉ có cá sông Hồng hưởng hạnh phúc được bơi được trong nước sạch.

Còn 2 nhà máy XLNT cuối dòng hơn 600 triệu USD liệu có ích gì khi sông Nhuệ năm nào cũng xả thải nước ô nhiếm xuống Hà Nam làm cho cá chết nhiều hơn...

Tháng 4/2010, chúng ta thông tin cơ bản sông hồ HN đã sạch. Tháng 5/2005, cá vẫn chết hàng loạt ở Hồ Tây, Hoàn Kiếm, Linh Đàm, Định Công. Tháng  6/2010, thành phố lại thông báo đẩy mạnh dùng hoá chất để làm đổi mầu và khử mùi nước thải, thả bè thuỷ sinh hy vọng là "phép thần" để cải thiện môi trường, sẽ làm các trạm XLNT dọc sông. Nhưng cho đến tận giờ, Hà Nội vẫn lúng túng, bế tắc trong giải pháp XLNT. Các hoạt động XLNT ở  trạng thái "tình thế" và bị động, nhưng  người ta lại rất chủ quan.

Xử lý nước thải tại nguồn - giải pháp bền vững

Sau thế chiến II, Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển kinh tế nhanh nhất nhưng cũng là nước có môi trường ô nhiễm nhất thế giới. Để thành đất nước sạch sẽ, Nhật Bản đã có nhiều biện pháp quyết liệt, tiêu biểu là phổ biến XLTN tại nguồn - gọi là Luật JKS.

Luật này quy định chất lượng nước thải ra môi

 

Trung tâm Môi trường Đại học Xây dựng HN đang hợp tác với ĐH Darmstadt (CHLB Đức) thực nghiệm mô hình thu gom và XLNT bán tập trung. Thiết bị XLNT dùng nhiệt lượng sinh khí từ nước thải để thúc đẩy nhanh quá trình sinh hoá, phân rã, thu hồi chế phẩm làm phân bón... Một nhóm KTS trẻ đang đề xuất kết hợp lắp ngầm trạm XLNT để giành quyền khai thác mặt bằng phía trên cho dịch vụ  thu phí, cân đối đầu tư.

Trường ĐH KU Leuven (Vương quốc Bỉ) cũng nhiều năm nghiên cứu những giải pháp phù hợp để thu gom XLNT cho sông hồ HN.

Ngay tại làng nghề làm miến dong phía Tây HN, người nông dân đã bắt đầu thu gom nước bã để làm phân vi sinh. Làng quê sạch sẽ, nghề XLNT tại làng sẽ giúp họ trở thành thành tỷ phú.

Hà Nội cần môi trường sống chất lượng và cư dân có trách nhiệm chi phí cho môi trường sống tốt của mình. Không thiếu những mô hình phù hợp, công nghệ đáp ứng, muôn vàn sáng kiến hữu ích để HN có giải pháp XLNT chủ động và chuyên nghiệp. Nhưng rất tiếc cho tới nay, dường như thành phố chưa học được bài nào .

Chú  thích

(*) Trích thuyết minh Quy Hoạch HN2030.

Ảnh minh hoạ do Hanoidata ST&BT

Lượt xem : 2593