VACNE kiến nghị bổ sung chương về vai trò cộng đồng trong hoạt động lâm nghiệp đối với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi.
7/22/2017 8:36:00 PM
(VACNE) - Đây là ý kiến của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh Phó Chủ tịch Hội Bảo Vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Hội thảo "Cơ sở khoa học và thực tiễn của dự án Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).
Ngày 21-07 tại Hà Nội, Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Hội phối hợp với UBKHCN và Môi trường của Quốc Hội, Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam và Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức hội thảo mang chủ đề "Cơ sở khoa học và thực tiễn của dự án Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi). GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch T.Ư Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản VN tham dự và phát biểu tại hội thảo.
Tham dự hội thảo có ông Phùng Đức Tiến – Phó chủ nhiệm UBKHCN môi trường Quốc Hội, lãnh đạo Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam, T.Ư Hội BVTNMT Việt Nam, Tổng cục Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp cùng các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành.
Tại hội thảo các đại biểu đã tập chung chủ yếu đánh giá về dự thảo 5.1 Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) tạo nền tảng cho phát triển lâm nghiệp bền vững, có cái nhìn đổi mới trong chính sách, quản lý rừng ra sao. Cách bảo vệ và phát triển điện tích rừng, cần sự cụ thể hóa trong luật, tạo điều kiện cho sự phát triển.
Các nhà khoa học, cùng cáo giáo sư tiến sĩ đầu ngành cũng đã đánh giá nhìn nhận và đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo để một số vấn đề được hoàn thiện hơn như: sở hữu rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng; chế biến gỗ...
GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch T.Ư Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản VN đã có những góp ý quan trọng như: Nên sửa tên Luật thành "Luật Lâm nghiệp" (trong hệ thống quản lý của Nông nghiệp và PTNT); Bổ sung thêm một chương về sự tham gia của cộng đồng vào công tác lâm nghiệp. Cần công khai và hài hòa giữa hai lợi ích cộng đồng và Nhà nước.
Tại phiên thảo luận lần này, đã đưa được nhiều chính sách mới vào dự thảo, các đại biểu đã quan tâm nhiều hơn tới lợi ích và chia sẻ lợi ích từ rừng, việc giao đất giao rừng cho nhân dân được cụ thể đổi mới theo hướng tốt hơn.
Bên cạnh đó, một số vẫn đề cần phải có sự thảo luật và hoạch định rõ hơn, những bức xúc trên thực tế về quản lý, sử dụng từ rừng tự nhiên, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên nghèo kiệt. Tình trạng rừng hiện nay ngày càng suy giảm, trước tình trạng phá rừng tự nhiên trực tiếp hay gián tiếp từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và không có sự phát triển tái tạo rừng trồng mới, tình trạng đất rừng ngày càng ít đi do lấn chiếm vào mục đích sản xuất nông nghiệp,..
Thực trạng rừng từ năm 2004 đến nay, diện tích rừng có tăng, công tác trồng rừng được tuyên truyền tốt, giao đất rừng để các hộ gia đình trồng, nhưng chất lượng rừng lại suy giảm trầm trọng, do nhiều yếu tố trong công tác bảo vệ rừng chưa hợp lý.
Toàn cảnh buổi hội thảo
Về quyền sở hữu rừng trong luật vẫn còn nhiều khoảng trống trong vấn đề rừng trồng, rừng phòng hộ…Như các nhân tổ chức trồng sẽ được sở hữu như thế nào, đặc biệt rừng sản xuất đang trong tình trạng nhiều khu vực không thể phục hồi.?
Luật cũng cần cụ thể hóa hơn trong chuyển dổi mục dích sử dụng đất rừng sang mục đích khác tránh sự thiếu cân nhắc trách nhiệm làm mất rừng. Ngoài ra cần cơ chế đánh giá phân tích xem tác động xâm hại đến rừng so với lợi ích thu được là bao nhiêu.?
Kết thúc buổi hội thảo, các đại biểu đã đi đến thống nhất cần cụ thể hóa các chi tiết mới vào dự thảo luật nhằm thực tiễn luật đi sâu sát đến từng cá nhân tổ chức cụ thể trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Phong Mộc (Moitruong24h)
Lượt xem : 1342