Theo USA Today, trong buổi hợp báo tại thủ đô Bắc Kinh hồi giữa tuần, ông Li Ganjie đã báo cáo rằng chỉ có 3 thành phố (chiếm 4,1%) trong số 74 thành phố lớn của
Trung Quốc thuộc danh sách khảo sát đạt tiêu chuẩn quy định đối với bầu không khí bảo đảm cho môi trường sống được đưa ra năm 2013.
Trung Quốc thừa nhận thất bại trong cải thiện môi trường
Xét đến 256 thành phố (lớn và vừa) trong danh sách khảo sát thì đến 70% đạt tiêu chuẩn về môi trường, nghĩa là vẫn có chứa các hạt bụi PM2,5. Những hạt bụi này có thể xâm nhập vào các mạch máu thông qua lá phổi. Trong số 10 thành phố
ô nhiễm nhất thì có đến 7 thành phố ở tình Hồ Bắc.
Áp lực chạy đua kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp nặng đang khiến Trung Quốc đối mặt với vấn nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Ô nhiễm đất, nước, không khí ngày càng đe doạ chất lượng sống của người dân nước này.
Tháng 9/2013, chính quyền Bắc Kinh đã công bố kế hoạch 5 năm (2013-2017) để cải thiện chất lượng không khí bằng cách cắt giảm lượng tiêu thụ than, tăng cường sử dụng năng lượng sạch. Đến nay, chưa thấy có dấu hiệu khả quan.
Ô nhiễm trầm trọng, Trung Quốc lộ 'bí mật quốc gia'
Bí mật trên được mạng tin 'Chính sách thế giới' của nước này phơi bày vào ngày 4/6 - Vietnamplus.vn dẫn nguồn tin nước ngoài cho biết.
Theo đó, mạng tin 'Chính sách thế giới' cho biết tình trạng
ô nhiễm khủng khiếp của Trung Quốc đã được thừa nhận trong một báo cáo nghiêm túc, mà trước đây từng được xếp vào hạng 'bí mật quốc gia'.
Cũng theo báo cáo này, an ninh lương thực của Trung Quốc đang bị đe dọa nghiêm trọng do 1/5 đất canh tác ở nước này đang bị hoang hóa do các chất gây
ô nhiễm có xuất xứ từ kim loại nặng.
Trong những năm qua, nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và do kinh tế toàn cầu khát hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc, Bắc Kinh đã không chú trọng một cách thích đáng tới lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, nạn tham nhũng trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường càng làm trầm trọng thêm tình hình.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm ở Trung Quốc là
ô nhiễm công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp hóa chất và ngành sản xuất điện từ than đá.
Để tránh gây gián đoạn nguồn cung lương thực, Trung Quốc sẽ phải tăng cường nhập khẩu lương thực trong những năm tới.
Trong đó nước này hẳn sẽ phải tìm kiếm các nguồn cung từ Đông Nam Á - khu vực đang có quan hệ căng thẳng với Trung Quốc do các cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài.
Ông Yanzhong Huang, một chuyên gia cao cấp về y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, đưa ra ví dụ của Việt Nam: trong 5 tháng đầu năm 2013, Trung Quốc đã nhập 1,14 triệu tấn gạo của Việt Nam.