Vài tuần trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về Khí hậu COP 21 tại Paris (30/11/2015 - 09/12/2015), Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tiếp tục hướng sự quan tâm của công chúng tại Việt Nam về chủ đề biến đổi khí hậu với triển lãm ảnh và chiếu phim về biến đổi khí hậu từ ngày 17 - 24/11 tại Hà Nội.
Tiếp theo Vĩnh Phúc, Huế, Đà Nẵng và Lào Cai, đến lượt công chúng Hà Nội khám phá triển lãm ảnh “60 giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu” tại Viện Pháp ngữ Hà Nội - L’Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội). 21 bức ảnh của nhiếp ảnh gia Yann Arthus-Bertrand sẽ giới thiệu với người xem những giải pháp cách tân và hiệu quả kết hợp chống biến đổi khí hậu với phát triển kinh tế - ICTPress cho biết.
Gần 70 % dân số Việt Nam sống tại các vùng nông thôn. Tầm quan trọng của sự phát triển nông thôn thân thiện với môi trường đã được các nhà lãnh đạo chính sách thừa nhận và đưa vào chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Dù vậy, những vấn đề về khí hậu, và thậm chí là môi trường, đôi khi vẫn bị các nhà lãnh đạo địa phương coi là thứ yếu. Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, AFD đã cam kết tài trợ hơn 1,6 tỷ EUR cho 80 dự án. Hiện tại, chiến lược của AFD được phát triển xoay quanh ba định hướng: phát triển đô thị bền vững; hỗ trợ lĩnh vực sản xuất theo phương thức bảo đảm trách nhiệm xã hội và môi trường; chống
biến đổi khí hậu.
Chống ô nhiễm Hồ Hoàn Kiếm: Hút bùn bằng công nghệ Đức, đổ nước sạch vào hồ
Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội Tạ Văn Sơn cho biết: Mặc dù, Hà Nội đã có nhiều biện pháp để nước
Hồ Gươm không bị ô nhiễm nhưng các giải pháp đó chỉ mang tính tình thế không giải quyết được tận gốc. Trong khi đó, Hồ Hoàn Kiếm lại là quần thể có giá trị vô cùng to lớn đối với Hà Nội, cả về văn hóa, lịch sử, kiến trúc và cảnh quan. Vì vậy, Hà Nội áp dụng giải pháp sinh thái để xử lý môi trường nước - đây là một giải pháp xử lý môi trường nước bền vững.
Việc sử dụng công nghệ Sediturtle của Đức có ưu thế vượt trội so với máy xúc, làm giảm thiểu các dinh dưỡng từ bùn thải ra môi trường nước, ngăn chặn được hiện tượng tảo nở hoa. Bởi nạo vét bùn thủ công sẽ làm tăng nguy cơ giải tỏa chất dinh dưỡng hoặc chất độc từ bùn ra nước dẫn đến nguy cơ tăng cường sự phát triển của tảo (hiện tượng tảo nở hoa). Vì vậy, nếu phải để trục vớt rác rưởi và các vật thể lớn bằng nạo vét cơ khí hoặc thủ công thì cũng cần thực hiện với sự chú ý đặc biệt – theo Thethaovanhoa.
Đại hội Biển Đông Á: Cải tạo đảo đe dọa tài nguyên biển
Người Lao Động cho biết chiều 16/11, tại Đà Nẵng, Đại hội Biển Đông Á lần 5 do Tổ chức Đối tác về quản lý môi trường các biển Đông Á (PEMSEA) và các quốc gia thành viên tổ chức với chủ đề Mục tiêu toàn cầu, lợi ích địa phương – Thiết lập Chương trình nghị sự cho phát triển bền vững các biển Đông Á sau năm 2015 đã chính thức khai mạc. Đại hội có 3 phiên hội nghị toàn thể theo 3 nhóm chủ đề “Một thập kỷ của quan hệ đối tác trong phát triển bền vững vùng biển Đông Á: Hiệp lực và thành tựu”, “Đẩy mạnh hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững” và “Từ tầm nhìn tới thực tế: Gắn kết chương trình nghị sự toàn cầu với lợi ích địa phương”.
Đại hội Biển Đông Á lần 5 là sự kiện quan trọng của khu vực Đông Á và là diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà quản lý biển, vùng kinh tế bờ
biển và hải đảo trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý phát triển bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường đại dương. Đây cũng là dịp để các tổ chức và các bên liên quan trong khu vực xác định mục tiêu trọng điểm, khẳng định cam kết và thiết lập chương trình nghị sự phát triển bền vững vùng biển Đông Á.
“Bỏ quên” trên 110.000 tấn rác trong khu dân cư
Một bãi rác đã ngừng hoạt động từ nhiều năm nay nhưng trên 110.000 tấn rác đang bị “bỏ quên” ở đây, gây ô nhiễm môi trường. Bãi rác Đông Vinh (xã Hưng Đông, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) rộng 6 ha, là nơi tập kết rác thải của người dân TP Vinh. Sau nhiều năm hoạt động và gây ô nhiễm nghiêm trọng đến đời sống của hàng ngàn hộ dân 2 xã Hưng Đông và Nghi Kim, bãi rác này chính thức đóng cửa vào đầu năm 2011. Ngừng hoạt động gần 4 năm nhưng đến nay, khoảng trên 110.000 tấn
rác thải ở đây vẫn nằm giữa khu dân cư.
Ngoài việc bốc mùi hôi, điều đáng lo ngại nhất chính là nước thải từ bãi rác Đông Vinh thấm xuống lòng đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Chị Nguyễn Thị Liệu (ngụ xã Nghi Kim, TP Vinh) cho biết trước đây, nước giếng trong vắt, người dân sử dụng ăn uống, sinh hoạt bình thường. Giờ nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nên bà con rất lo lắng. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, nguồn nước bẩn từ bãi rác còn chảy tràn ra ngoài khiến gần 30 ha đất trồng lúa của người dân phải bỏ hoang – theo thông tin trên Báo Người Lao Động.
Brazil: Công ty gây vỡ đập chất thải phải bồi thường 260 triệu USD
Ngày 16/11, Samarco, công ty khai thác khoáng sản gây tai nạn vỡ hai đập chứa
chất thải độc hại tại Brazil đầu tháng vừa qua, đã cam kết bồi thường ít nhất 260 triệu USD để giải quyết hậu quả môi trường. Thông tin từ Bộ Công cộng Brazil cho biết Samarco đã ký cam kết khắc phục và bồi thường hậu quả của vụ tai nạn tại Bento Rodrigues, bang Minas Gerais – TTXVN đưa tin.
Trước đó, Tòa án Brazil đã ra lệnh phong tỏa 78 triệu USD của Samarco, công ty liên doanh giữa BHP Billiton của Anh và Australia cùng với công ty Vale của nước này và yêu cầu phải có trách nhiệm giải quyết thảm họa môi trường do vụ vỡ đập được coi là lớn nhất trong lịch sử nước này gây ra. Vụ tai nạn ngày 5/11 đã khiến 10 người thiệt mạng, hàng chục người mất tích và nhấn chìm cả một ngôi làng. Ước tính đã có 64 triệu m3 bùn đất cùng nước có chứa chất thải độc hại từ khai thác quặng sắt tràn ra từ các đập bị vỡ, làm ô nhiễm 500 km sông Doce tại Bento Rodrigues. Ngân hàng Deutsche Bank cho rằng mức thiệt hại lên tới 1 tỷ USD.
Giun - "vũ khí" mới chống lại rác thải nhựa
Mới đây các nhà khoa học đã công bố phát hiện ra một cách mới, phổ biến hơn giúp có thể loại bỏ được những loại
rác thải này, dùng những con giun.''Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Mỹ và Trung Quốc đã khám phá ra một loài ấu trùng thuộc họ sâu bột (Tenebrio molitor), đồng thời cũng được biết dưới tên gọi "giun vàng". Chúng có thể tiêu hoá được các loại rác thải, bao gồm cả xốp. Vì hệ tiêu hoá của loài giun này chứa những vi sinh vật có thể biến đổi nhựa thành tổ hợp các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng chúng.
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Stanford Khoa Kỹ thuật xây dựng và Môi trường đã thực hiện cuộc thí nghiệm bằng cách cho hơn 100 con giun vàng ăn 34 - 39 milligram xốp khó phân hủy. 24 giờ sau đó, chúng bắt đầu quá trình chuyển đổi hơn phân nửa lượng xốp đã ăn thành chất dinh dưỡng cho chúng, phân nửa còn lại bị thải ra như những chất thải hữu cơ thông thường. Và điều đặc biệt là loài giun này hoàn toàn khoẻ mạnh, phân được thải ra của chúng cũng rất tốt cho cây cối – theo Đời Sống & Pháp Luật.