Tri thức bản địa và sinh kế cộng đồng ở Nam Trung Bộ 4. Thảo luận
5/27/2014 11:27:48 AM
(VACNE) - Indigenous Knowledge (IK) cần được gọi là Tri thức Bản địa
Nguyễn Đình Hòe, VACNE
Vùng mai vàng Nhơn An huyện An Nhơn Bình Định
- Indigenous Knowledge (IK) cần được gọi là Tri thức Bản địa. Cách gọi này chính xác hơn Kiến thức Bản địa, vì khái niệm IK - TTBĐ còn chứa nhiều vấn đề ngoài khoa học, kể cả các triết lý sản xuất của người bản địa mà xã hội hiện đại chưa thể hiểu hết. Do vậy UNESSCO đã gọi TTBĐ là “di sản không thể hiểu thấu” (intangible heritage). TTBĐ chính là tâm linh và văn hóa của các cộng đồng bản địa
- TTBĐ có 3 đặc trưng: (i) Tại một vùng đất cụ thẻ, (ii) Của một cộng đồng bản địa và (iii) Sinh kế đặc hữu của cộng đồng đó. Đây là 3 chân kiềng, 3 bộ phận khăng khít tạo thành KTBĐ. Do những giá trị đặc hữu của nó, TTBĐ luôn được kế thừa và phát triển, từ đời này qua đời khác. Nói đến TTBĐ là đồng thời nói đến cả 3 thứ đó.
- Ngày nay, do đánh giá đúng hơn về TTBĐ nên các nhà khoa học đã tiến hành thu thập, tổng kết, áp dụng nhân rộng và tích hợp thêm các kiến thức khoa học một cách hợp lý vào TTBĐ. Từ đó hình thành nên loại hình TTBĐ có nhiều hàm lượng KHCN hơn. Do vậy có thể chia TTBĐ thành 2 nhóm: (i) Nhóm TTBĐ truyền thống của các cộng đồng địa phương, gần giữ nguyên dạng cổ xưa và (ii) Nhóm TTBĐ phát triển, nhờ tích hợp kiến thức Khoa học Công nghệ (một cách hợp lý) vào nhóm (i). TTBĐ nhóm (ii) giúp cho việc mở rộng mô hình sinh kế dựa vào TTBĐ của một vùng (nhóm i) sang các vùng đất khác, các cộng đồng khác một cách thành công. Nhờ có KHCN, tính đặc hữu hẹp của TTBĐ giảm bớt, trở thành đặc hữu rộng. Nhưng dù thế nào nó vẫn mang tính đặc hữu vùng miền.
- Các tỉnh ven biển Nam Trung bộ, nơi dải Trường Sơn ăn ra biển tạo ra những vũng vịnh nhỏ, những đồng bằng hẹp có chế độ khí hậu thủy văn riêng biệt, những dòng sông ngắn và ít nước, những con đèo, những hòn đảo lớn nhỏ, đồng thời cũng là nơi có tính đa dạng dân tộc rất cao. Đây chính là cái nôi ươm mầm phát triển cho nhiều loại hình TTBĐ kể cả kiểu truyền thống lẫn kiểu phát triển. Điều đó có ý nghĩa quyết định trong tính đa dạng của sinh kế địa phương
- Bảo vệ tốt thiên nhiên và môi trường các địa phương chính là bảo vệ sinh kế dựa trên nền tảng TTBĐ của cộng đồng, từ đó có thể đóng góp cho Quốc gia về nhiều mặt. Bởi lẽ khi TTBĐ được đánh giá đúng và được tôn trọng có nghĩa là chủ nhân của nó - các cộng đồng bản địa - được đánh giá đúng và được tôn trọng. Kinh tế - xã hội địa phương bền vững thì kinh tế - xã hội của Quốc gia mới bền vững. Việc thay đổi sinh kế mới không tính đến TTBĐ sẽ làm tài nguyên TTBĐ bị diệt vong và có thể đưa cộng đồng bản địa đến đói nghèo và xã hội mất ổn định. Xét trên góc độ này thì bảo vệ và phát triển TTBĐ cũng là một nội dung của Chiến lược Đảm bảo An ninh Môi trường cho Phát triển bền vững.
Lượt xem : 1826