Vietnamese English
Tình mẫu tử kỳ lạ của sóc đỏ

7/5/2010 7:34:00 AM

Đây sẽ là những câu chuyện, cả những bài học chúng ta phải lắng nghe từ tự nhiên: sức mạnh sinh tồn của chim di trú, tình mẫu tử kỳ lạ của sóc đỏ hay số phận đáng thương của những sinh vật đang ngoắc ngoải chết vì nhiễm dầu.

 

 

1. Đôi cánh cầu vồng

Chú bướm với đôi cánh trong suốt Cithaerias menander được tìm thấy ở rừng nhiệt đớii tầng thấp Trung và Nam Mỹ. Những nhà khoa học từng nghiên cứu về tuổi thọ, kích thước và cấu trúc gen của loài này. (Ảnh: Phi DeVries)

2. Cảnh giác cá mập trắng

Một con cá mập trắng tung người khỏi mặt nước để tóm lấy con mồi hải cầu ở Vịnh False, cách Cape Town, Nam Phi 30km về phía Nam. Cá mập trắng cũng là lý do mà Nam Phi tăng cường kiểm soát trên vùng biển gần bờ để bảo vệ du khách trong mùa World Cup. (Ảnh: Alfred Weissenegger/Rex Features)

3. Đói ăn vô vọng

Những chú bồ nông nâu do bám dầu tương phản với những chú có bộ lông trắng sạch ở đảo Mèo, bang Louisiana. Sự cố tràn dầu sau vụ nổ dàn khoan Deepwatar Horizon xảy ra đúng vào giữa mùa sinh sản và những sinh vật vừa nở đang ngồi chờ ăn vô vọng trên những chiếc tổ vùng đầm lầy. (Ảnh: Charlie Riedel/AP)

4. Khả năng phi thường của chim cao cẳng

Bức ảnh về một chú chim cao cẳng. Phép đo từ xa qua vệ tinh cho thấy loài chim này đã bay không ngừng trong suốt 11.000km từ Alaska đến New Zealand trong đợt di cư mùa thu. (Ảnh: Lar hedenstrsm)

5. Nguy cơ cục bộ cho loài rùa biển

Một chú rùa biển bị phủ dầu trong vụ tràn dầu Deepwater Horizon ở ngoài khơi đảo Grand Terre, Louisiana. Oceana, một tổ chức bảo tồn đại dương vừa đưa ra một báo cáo mới cảnh báo rằng sự cố tràn dầu gây nguy hiểm đặc biệt cho loài rùa biển. Những con rùa có thể bị phủ dầu hoặc nuốt hóa chất khi chúng ngoi lên mặt nước để thở hoặc nuốt mồi. (Ảnh: Lee Celano/Reuters)

6. Những chú cá sấu “lướt sóng”

Máy phát vệ tinh được gắn trên con cá sấu nước mặn dài 4,8m này cho thấy nó đã du hành hơn 590km qua biển. Các nhà khoa học cho biết những con cá sấu đã “lướt” trên những dòng hải dương để vượt qua một khoảng cách xa như vậy, đó là lý do mà loài bò sát khổng lồ này có mặt ở nhiều hòn đảo xa xôi thuộc Nam Thái Bình Dương dù khả năng bơi lội khá hạn chế. (Ảnh: Australia Zoo/PA)

7. Những bảo mẫu sóc đỏ

Một chú sóc đỏ Bắc Mỹ di chuyển một chú sóc mới sinh đến một tổ mới. Nghiên cứu mới đây của ĐH Guelph, Canada phát hiện rằng sóc đỏ sẽ nhận nuôi những chú sóc con bị mất mẹ - một tập quán đáng ngạc nhiên của một loài vốn được biết là phi xã hội. (Ảnh: Ryan W. Taylor/redsquirrel.ca)

8. Màn “ve gái” của những chú cáy

Những con cáy đực khi thấy con cái dễ tiếp cận sẽ đưa và mở rộng cái càng duy nhất của mình trong một màn ve vãn rất đáng chú ý. Tuy nhiên các nhà khoa học phát hiện rằng những con đực khác “nhìn lén” màn trình diễn của đối thủ để dò ra những con cái có khả năng tự giao phối. (Ảnh: Tanya Detto)

9. Loài rắn suy giảm đáng kể 

Rắn Coronella austriaca giao phối ở Dorset, Anh. Các nhà khoa học ở 5 quốc gia trên cả 3 lục địa vừa cho biết sự suy giảm số lượng loài rắn ở mức báo động sau khi điều tra 17 quần thể ở những nơi cư trú khác nhau. Các nhà khoa học tin rằng đây có thể là một hiện tượng toàn cầu. (Ảnh: Tony Phelps/Nature Picture Library / Rex Features/Rex Features)

10. Định danh cho loại nấm hiếm 

Loại nấm hiếm có Multiclavula vernalis lần đầu được phát hiện tại Anh. Loại nấm trong hình có thân nhỏ và mọng nước, được tìm thấy ở khu huấn luyện của quân đội Anh ở Hampshire. Những chuyên gia thuộc Vườn bách thảo Hoàng gia tại Kew đang xác định danh tính của những cây nấm này. (Ảnh: Leif Goodwin/The Wildlife Trusts)

  • Chi Giao (Theo Guardian)
(Vietnam Net, 4/7/2010)
 

Lượt xem : 3254