Vietnamese English
Tìm hiểu Luật pháp Việt Nam về an toàn sinh học

8/15/2012 4:45:00 AM

Là nước tham gia Nghị định thư Cartagena từ năm 2004 nhưng mãi đến năm 2010, Nghị định 69 về An toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen (GMO) và sản phẩm của GMO mới được Chính phủ nước ta ban hành, còn nghị định 108 sửa đổi Nghị định 69 thì có hiệu lực từ 15/1/2012. Như vậy có thể nói việc đưa các quy định pháp luật về an toàn sinh học vào thực tiễn ở nước ta là quá muôn và còn nhiều thử thách.

 
Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh, VACNE




Ngô đột biến gen


1.Tại Việt nam.Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2010/NĐ-CP về An toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phảm của sinh vật biến đổi gen[i].
Nghị định này nhằm thực hiện Nghị định thư Cartagena trong điều kiện Việt Nam, quy định về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen; việc quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm dược phẩm được thực hiện theo quy định của pháp luật về dược phẩm.
Nội dung Nghị định quy định về Đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen (chương 2); quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen và sản phâm của sinh vật biến đổi gen (chương 3); Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (chương 4); Giấy chứng nhận an toàn sinh học (chướng 5); Quy định về sinh vật biến đổi gen đủ diều kiện làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (chương 6); Quy định về sản xuất, kinh doanh , nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, lưu giữ sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen (chương 7); Quy định về thông tin về sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.
2.Ngay sau khi công bố năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định Số108/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2011[ii] bổ sung và sửa đổi một số điều khoản của nghị định 69/2010.
Điều 1 Nghị định 108 quy định các sửa đổi:
Điều 28. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm (hướng dẫn các bước thực hiện)
Điều 29 khoản 2 được sửa đổi như sau:“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.” (Khoản 2 trong Nghị định 69 quy định quyền thu hồi giấy xác nhận là của Bộ Y Tế)
Điều 31. Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm (Bộ NN và PTNT lập thay cho Bộ Y Tế theo Nghị định 69)
Điều 2 Nghị định 108 quy định Hiệu lực thi hànhkể từ ngày 15 tháng 01 năm 2012
Mặc dù muộn, việc ban hành nghị định 69 và 198 đã đáp ứng nhu cầu bức xúc nhằm quản lý sinh vật biến đổi gen chưa được kiểm soát an toàn, vốn ngày càng tràn lan trên thế giới dưới hoạt động của các Doanh nghiệp Công nghệ sinh học. Không ít trường hợp đã xâm nhập vào Việt Nam theo các con đường không chính thức.
Chú thích
Nghị định Cartagena về an toàn sinh học[iii] la một nghị định pháp lý có tính bắt buộc bổ trợ cho công ước về đa dạng sinh học (CBD). Nghị định được đặt tên như vậy để tỏ lòng tôn trọng đối với Cartagena, một vùng thuộc Colombia, nơi các cuộc đàm phán đã kết thúc vào tháng 2 năm 1999. Một năm sau đó, vào ngày 29 tháng 1 năm 2000, Nghị định này được hoàn thành và được thông qua tại Montrean, Canada với sự nhất trí của 135 nước đại diện.
Mục tiêu của Nghị định là "góp phần đảm bảo việc vận chuyển, tiêu thụ, và sử dụng an toàn các sinh vật biến đổi gen sống được tạo ra nhờ công nghệ sinh học hiện đại, mà có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho việc sử dụng bền vững và lâu dài tính đa dạng sinh học, có thể đe doạ đến sức khoẻ con người, và đặc biệt là chú trọng đến các hoạt động xuyên quốc gia". Tóm lại, mục tiêu của nó là bảo vệ đa dạng sinh học khỏi các nguy cơ tiềm ẩn có thể được gây ra bởi các sinh vật biến đổi gen sống (LMOs) được tạo ra nhờ công nghệ sinh học hiện đại.
Nghị định nhằm điều chỉnh các “hoạt động, quá cảnh, tiêu thụ và sử dụng xuyên quốc gia tất cả các sinh vật biến đổi gen sống mà có ảnh hưởng bất lợi cho việc sử dụng lâu dài và bền vững tính đa dạng sinh học, có tính đến các nguy cơ đối với sức khoẻ con người”.
Cơ cấu chủ yếu của Nghị định là thủ tục Hiệp ước thông tin tiến bộ (AIA). Đây là một thủ tục cần phải tuân theo trước khi có hoạt động trao đổi có chủ ý xuyên quốc gia đầu tiên về Sinh vật biến đổi gen (LMOs) vào môi trường của nước nhập khẩu. Nước xuất khẩu phải cung cấp cho nước nhập khẩu bản báo cáo thông tin chi tiết về LMOs, mức thuế của LMOs và tình hình kiểm soát tại các nước xuất khẩu. Nước nhập khẩu phải tiếp cận thông tin trong vòng 90 ngày và hoặc là người thông báo phải tuân theo hệ thống quy chế của nước đó hoặc là tuân theo các thủ tục của Nghị định. Trong trường hợp khác, nước nhập khẩu phải quyết định xem họ nhập hàng có hay không có các điều kiện hoặc từ chối nó trong vòng 270 ngày.
Việt Nam là nước tham gia Nghị định thư Cartagena từ năm 2004 và là nước thành viên chính thức của Công ước về Đa dạng sinh học từ năm 1994
 


[i]Nghị định 69/2010/NĐ-CP về An toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phảm của sinh vật biến đổi gen
[ii]Nghị định Số108/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2011 bổ sung và sửa đổi một số điều khoản của nghị định 69/2010.
[iii] Nghị định Cartagena về an toàn sinh học (06/2008) http://www.agbiotech.com.vn/vn/?mnu=preview&key=2483
 
 

Lượt xem : 5678