Thông báo số 2 v/v tổ chức Hội thảo khoa học "Môi trường và PTBV" lần thứ 4
7/29/2020 6:53:00 AM
(VACNE) - Viện Tài nguyên và môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) và Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam tổ chức “Hội nghị Khoa học Môi trường và Phát triển bền vững Quốc gia lần thứ 4” vào ngày 13/11/2020, tại Viên Tài nguyên và Môi trường, 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội.
PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM DỰ
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4
“MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”
Họ và tên: .........................................................................................................................
Học hàm, học vị: ........................................................................................................................
Chức vụ: ......................................................................................................................................
Cơ quan công tác: ......................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Điện thoại: ..................................................................................................................................
E-mail: .........................................................................................................................................
Tên báo cáo/tham luận: ............................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
..................................., ngày ........ tháng ........ năm 2020
Người đăng ký tham gia
“MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”
1. Bố cục báo cáo
1.1 Bố cục báo cáo tóm tắt
TÊN BÁO CÁO
Tác giả/các tác giả
Cơ quan của tác giả/các tác giả
Tóm tắt
Tóm tắt: {Tóm tắt không quá 300 từ; cần nêu được mục đích, phương pháp và kết quả nghiên cứu chính }
Từ khóa: {4 từ khóa}
1.2 Bố cục báo cáo toàn văn
Số phần/mục của mỗi báo cáo tùy thuộc vào từng chuyên ngành và đề tài cụ thể. Nội dung và kết cấu của mỗi báo cáo thông thường bao gồm những phần/mục sau:
TÊN BÁO CÁO
Tác giả/các tác giả
Cơ quan của tác giả/các tác giả
Tóm tắt
Tóm tắt
Từ khóa
ĐẶT VẤN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abstract (bằng tiếng Anh) gồm: Tên báo cáo, Tác giả, Cơ quan, Tóm tắt, Từ khóa
PHỤ LỤC (nếu có)
2. Trình bày báo cáo
- Báo cáo khoa học là công trình nghiên cứu được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, phải đảm bảo chưa được công bố trên bất kỳ sách, báo, tạp chí hay ấn phẩm nào khác.
- Báo cáo được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc. Độ dài của báo cáo không quá 15 trang A4.
2.1. Soạn thảo văn bản:
Phần lời của báo cáo sử dụng chữ Times New Roman (Unicode) cỡ 12 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường; với các format: (i) Page Setup: lề trên: 2 cm; lề dưới: 2,6 cm; lề trái: 3,0 cm; lề phải: 2 cm; không cần đánh số trang; (ii) Paragraph: Special: First line: 1 cm; Spacing: Before: 0 pt, After: 6 pt; Line spacing: Multiple: 1.2.
2.2. Tiểu mục:
Các tiểu mục của báo cáo được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 3 chữ số với số thứ nhất chỉ số mục (ví dụ 4.1.2 chỉ tiểu mục 2, nhóm tiểu mục 1, mục 4). Tại mỗi mục/(nhóm) tiểu mục, cần có ít nhất hai mục/(nhóm) tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 3.1.1 mà không có tiểu mục 3.1.2 tiếp theo.
2.3. Bảng biểu, hình vẽ, phương trình:
Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số mục; ví dụ: Hình 3.5 có nghĩa là hình thứ 5 trong Mục 3. Các nội dung được trích dẫn từ các tài liệu khác cần được dẫn nguồn đầy đủ (ví dụ: (theo Nguyễn Văn A, 2012)). Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác cũng cần được trích dẫn đầy đủ (ví dụ: “Nguồn: Bộ Tài chính, 1996”). Nguồn được trích dẫn cần được liệt kê đầu đủ trong Danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường, những bảng ngắn và đồ thị nhỏ cần đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng, hình lớn có thể để ở những trang riêng, nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên.
Trong báo cáo, các hình vẽ nên được vẽ bằng mực đen để có thể sao chụp lại; có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ chữ bằng cỡ chữ sử dụng trong báo cáo. Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ, cần nêu rõ số của hình và bảng biểu đó, ví dụ “... được nêu trong Bảng 3.2” hoặc “(xem Hình 2.1)”.
Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tùy ý, tuy nhiên, cần thống nhất trong toàn tài liệu. Khi ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên thì phải giải thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay sau phương trình có ký hiệu đó.
Để đảm bảo chất lượng in ấn báo cáo trong kỷ yếu sau này, các tác giả cần gửi riêng các file hình, biểu... là file gốc, được format ở dạng .PDF hay .JPEC.
2.4. Viết tắt:
Không lạm dụng việc viết tắt trong báo cáo. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong luận án. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong báo cáo. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên cơ quan, tổ chức... thì được viết tắt sau lần viết đầu đủ thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Viết tắt các thuật ngữ và cụm từ nước ngoài cần theo quy định quốc tế.
2.5. Trích dẫn:
Các thông tin sử dụng từ các tài liệu, báo cáo khác cần được trích dẫn rõ trong bài và các nguồn này cần được ghi đầy đủ trong Tài liệu tham khảo. Các trích dẫn trong bài theo cách thông thường của các tài liệu khoa học (theo tác giả và năm xuất bản (ví dụ: “(Nguyễn Văn A, 2016)”, không đặt trong ngoặc vuông (ví dụ: “[...]”) và không dùng cách đánh số (ví dụ: “[1, 5]”).
Lượt xem : 2883