Thời cơ phát triển sản xuất xanh, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH để phát triển bền vững
10/2/2023 3:15:00 PM
(VACNE) - Văn phòng Hội nhận được bài viết của GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, xin đăng tải toàn văn của bài bài viết chia sẻ cùng quý vị
Trong hơn 10 năm qua kinh tế Việt Nam đã phát triển rất nhanh, đáng tự hào và đáng khâm phục. GDP năm 2010 của nước ta chỉ đạt 116 tỷ US$, GDP năm 2022 đã tăng lên 409 tỷ US$, gấp hơn 3,5 lần GDP năm 2010. Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2000, GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới đạt khoảng 498,58 USD, xếp thứ 7/11 nước trong ASEAN và thứ 173/192 nước trên thế giới. Đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên đạt 3.791 USD, xếp thứ 6/11 nước trong ASEAN và thứ 124/192 nước trên thế giới. Như vậy, GDP bình quân đầu người Việt Nam từ vị trí thứ 173 lên thứ 124, nhảy 49 bậc trong bảng xếp hạng giai đoạn 2000 - 2021. Cùng với đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng hơn 7 lần trong giai đoạn 2000 - 2021. Tuy vậy, xét bảng 01 ta thấy trị số GDP trên đầu người của Việt Nam còn rất thấp kém, so với 10 nước đứng đầu Thế giới và nhỏ hơn từ 16,1 đến 34,1 lần, nhỏ hơn Hàn Quốc 9,5 lần, nhỏ hơn Trung Quốc 3,1 lần và nhỏ hơn Thái Lan 2,05 lần.
Bảng 01. Xếp hạng một số nước theo GDP/đầu người (IMF ước tính năm 2021)
10 nước có GDP đầu người đứng đầu TG
|
10 nước xung quanh ở châu Á
|
Xếp hạng
|
Quốc gia
|
GDP/ng (USD)
|
Xếp hạng
|
Quốc gia
|
GDP/ng (USD)
|
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
|
Luxembourg
Ireland
Thụy Sĩ
Na Uy
Hoa Kỳ
Ireland (Anh)
Đan Mạch
Singapore
Quatar
Úc
|
132.302
117.394
98.515
88.244
76.375
80.844
71.920
89.263
68.791
64.619
|
24
26
27
58
63
80
96
110
116
129
|
Nhật Bản
Hàn Quốc
Đài Loan
Trung Quốc
Malaysia
Thailand
Fiji
Indonesia
Vietnam
Philippine
|
44.704
36.196
33.402
11.891
13.425
7.809
5.127
4.905
3.791
2.435
|
Nước ta thực hiện chiến lược phát triển kinh tế mở, hòa nhập với Thế giới tiến bộ, tích cực và sớm tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương như Hiệp định Thương mại Tự do Việt nam-Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương khác (các FTA mới) mà kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian qua đã tăng trưởng đều đặn và vượt bậc như thể hiện trên hình 01. Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu. Trong 2 thập kỷ qua, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam liên tiếp đạt các mốc kỷ lục mới. Bất chấp những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 trong các năm 2020 và 2021, hay bối cảnh căng thẳng thương mại giữa các đối tác lớn trên thế giới, xung đột địa chính trị và các nền kinh tế có nguy cơ rơi vào suy thoái, bức tranh xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục là những điểm sáng, đưa nền kinh tế Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2007 mới đạt khoảng 100 tỷ USD, đến năm 2022 đã tăng lên khoảng 700 tỷ USD, tăng 7 lần so với năm 2007 (hình 01).
Hình 01. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2022 [4]
Kinh tế nước ta phát triển nhanh trong thời gian qua như vậy chính là nhờ Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến định hướng và kế hoạch phát triển đất nước bền vững đúng đắn, sản xuất xanh, BVMT, bảo tồn ĐDSH, ứng phó với BĐKH, là nền kinh tế mở, hợp tác quốc tế, thu hút mạnh mẽ đầu tư của nước ngoài, được thể hiện trên các văn bản Quốc gia, như là Luật BVMT 2020 (sửa lần 3) Luật ĐDSH 2008, Luật Lâm ngiệp 2016, Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo năm 2015, Nghị quyết Trung Ương số 24-NQ/TW ngày 3-6-2013 của Ban Chấp hành Trung Ương khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT, Nghị quyết số 136/NQ-CP, ngày 25/9/2020 về phát triển bền vững, Quyết định số 882 QĐ-TTg, ngày 22/7/2022 về phê duyệt kế hoạch hành động QG về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, v.v…
Từ khi ký thỏa thuận tham gia các hiệp định tự do thương mại (FTA) đa phương và xong phương mới trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia và các quan chức Chính phủ đã đặt ra các vấn đề phải đổi mới cơ bản trong cơ chế quản lý phát triển sản xuất của nước ta, như là điều hành phát triển kinh tế quốc gia phải tuân thủ các quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường, binh đẳng và minh bạch trong cạnh tranh lành mạnh của mọi thành phần kinh tế trong xã hội, cải tiến thể chế quản lý sản xuất, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong đầu tư phát triển, chống tệ nạn tham nhũng. Tức là đã tích cực tiến hành công tác cải cách, hoàn thiện thể chế. Việc rà soát, chỉnh sửa, bãi bỏ các quy định pháp luật không còn phù hợp, đảm bảo thực hiện đúng theo luật quốc tế có liên quan đến các FTA Việt Nam tham gia ký kết… đã và đang được Chính phủ chỉ đạo thực hiện quyết liệt theo chủ trương của Đảng.
Thực ra nội dung của các Hiệp định thương mại tự do FTA mới đã có rất nhiều Chương mục và các Điều khoản quy định về hàng hóa, sản phẩm trao đổi buôn bán trong xuất nhập khẩu giữa các quốc gia tham gia các FTA phải là sản phẩm xanh, an ninh sinh mệnh, sử dụng năng lượng có hiệu quả, giảm phát thải “khí nhà kính”, tuân thủ BVMT, bảo tồn ĐDSH, ứng phó với BĐKH. Trong Hiệp định Thương mại tự do Việt nam-Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) (tương tự), đã có các điều khoản quy định về sản phẩm xuất nhập khẩu theo Hiệp định EVFTA phải là sản phẩm của một nền kinh tế xanh, BVMT, ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững, như là:
- Chương 6. Các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật. Điều 6.1. Phạm vi: Chương này áp dụng cho việc xây dựng, thông qua và áp dụng tất cả các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật của một Bên mà có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến thương mại giữa các Bên,... Điều 6.2. Mục tiêu: Bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe con người, động vật hoặc thục vật trong lãnh thổ mỗi Bên trong khi tạo thuận lợi cho thương mại giữa các Bên,...
- Chương 7. …Đầu tư trong sản xuất năng lượng tái tạo. Điều 7.1. Mục tiêu: Cùng với những nỗ lực toàn cầu trong việc giảm thiểu khí thải nhà kính, các Bên chia sẻ các mục tiêu thúc đẩy, phát triển và tăng cường sản xuất năng lượng từ các nguồn tái tạo và bền vững, …
- Chương 13. Thương mại và phát triển bền vững. Điều 13.1. (1) Mục tiêu của Chương này là thúc đẩy phát triển bền vững, ghi nhận thông qua việc thúc đẩy sự đóng góp của các lĩnh vực liên quan đến thương mại và đầu tư lên các vấn đề lao động và môi trường. (2) Hai bên nhắc lại Chương trình Nghị sự 21 về Môi trường và phát triển năm 1992, Kế hoạch Johannesburg về thực hiện phát triển bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững năm 2002, Tuyên bố bộ trưởng của Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc về việc làm đầy đủ và việc làm bền vững năm 2006, Chương trình nghị sự về Việc làm bền vững của Tổ chức Lao động Quốc tế, tài liệu về kết quả của Hội nghị Liên hợp quốc về Phát triển bền vững năm 2012 mang tên Tương lai chúng ta mong muốn, và kết quả của Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Phát triển bền vững năm 2015 mang tựa đề thay đổi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự năm 2030 về Phát triển bền vững. Các bên khẳng định cam kết của mình để thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế theo hướng góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững, vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai. (3) Hai Bên khẳng định cam kết theo đuổi phát triển bền vững, bao gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, là phụ thuộc lẫn nhau và củng cố lẫn nhau. Điều13.6. Biến đổi khí hậu: (1) Để giải quyết các mối đe dọa cấp bách của BĐKH, các Bên tái khẳng định cam kết nhằm đạt được mục đích cuối cùng của Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH năm 1992 (sau đây gọi là “UNFCCC”) và thực thi hiệu quả Công ước UNFCCC, Nghị định thư Kyoto liên quan đến Công ước UNFCCC, được sửa đổi lần cuối vào ngày 8 tháng 12 năm 2012 (sau đây gọi là “Nghị định thư Kyoto”), và Hiệp định Paris, được thực hiện vào ngày 12 tháng 12 năm 2015. (2) Trong khuôn khổ Công ước UNFCCC, các Bên thừa nhận vai trò của chính sách trong nước trong việc giải quyết vấn đề BĐKH. Trong Hiệp định FTA một số năm gần đây có Bên đã đặt ra yêu cầu giảm thiểu phát thải dòng KNK đạt 50% vào năm 2035, và giảm thiểu phát thải dòng KNK đạt 100% vào năm 2050. Điều 13.7. Đa dạng sinh học: (1) Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của việc đảm bảo bảo tồn và sử dụng bên vững ĐDSH theo Công ước vê ĐDSH năm 1992 và Kế hoạch chiến lược về ĐDSH 2011-2020 và Mục tiêu ĐDSH Aichi, Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã đang bị đe dọa, sau đây gọi là “CITES”. (2) Các Bên thừa nhận, phù hợp với Điều 15 của Công ước CBD, chủ quyền tài nguyên của các quốc gia và quyền quyết định việc được phép tiếp cận nguồn gen là của Chính phủ mỗi Bên và tùy thuộc vào pháp luật trong nước. Các Bên thừa nhận rằng việc tiếp cận nguồn gen phải có sự đồng ý được thông báo trước của Bên cung cấp, trừ khi Bên đó quy định khác, v... Điều 13.8. Quản lý tài nguyên rừng bền vững và thương mại lâm sản: (1) Các Bên công nhận tầm quan trọng của việc đảm bảo việc bảo tồn và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên rừng sẽ mang lại lợi ích cho các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội. (2) Nhằm mục đích trên, mỗi Bên sẽ: (a) khuyến khích thúc đẩy thương mại lâm sản từ những khu rừng được quản lý bền vững và được thu hoạch phù hợp với luật pháp nước sở hữu khu rừng đó;… (c) thông qua các biện pháp nhất quán với luật pháp trong nước và các Hiệp ước quốc tế mà Bên đó là thành viên, nhằm thúc đẩy bảo tồn nguồn tài nguyên rừng và đấu tranh chống lại khai thác và buôn bán gỗ trái phép; … Điều 13.9. Thương mại và quản lý bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển và sản phẩm nuôi trồng thủy sản: (1) Các Bên công nhận tầm quan trọng của việc bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển và hệ sinh thái biển, cũng như việc thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản một cách bền vững và có trách nhiệm. (2) Nhằm mục đích trên, các Bên sẽ tuân thủ các biện pháp bảo tồn và quản lý dài hạn và khai thác bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển được quy định tại Công ước UNCLOS; (c) hợp tác với Bên kia và tích cực tham gia đấu tranh chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp và các hoạt động liên quan bằng các biện pháp toàn diện, hiệu quả và minh bạch; (d) thúc đẩy phát triển ngành nuôi trồng thủy sản bền vững, dựa trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường; ... Điều 13.10. Thương mại và đầu tư hướng đến phát triển bền vững: (1) Mỗi Bên khẳng định cam kết của mình nhằm tăng cường sự đóng góp của thương mại và đầu tư vào mục tiêu phát triển bền vững ở khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. (2) Với mục tiêu trên, các Bên: (c) sẽ nỗ lực thuận lợi hóa thương mại và đầu tư đối với hàng hóa và dịch vụ cụ thể liên quan để giảm thiểu BĐKH, như năng lượng tái tạo bền vững và hàng hóa và dịch vụ tiết kiệm năng lượng, bao gồm thông qua sự phát triển các áp dụng và phát triển công nghệ sản xuất khung chính sách có lợi cho việc triển khai các công nghệ tốt nhất hiện có; v.v…
Thời cơ phát triển sản xuất xanh, BVMT và ứng phó với BĐKH để phát triển kinh tế bền vững: Như phần trên đã minh chứng nền kinh tế nước ta đã chuyển động đúng hướng, đã đạt được các tiến bộ phát triển đáng tự hào. Nhưng so với Mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2045 Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp phát triển thì còn tương đối xa vời và sẽ gặp muôn vàn khó khăn, đòi hỏi phải có nỗ lực cao hơn và sáng tạo lớn hơn nữa mới có thể giành thắng lợi trong thị trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Thành tích phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian qua là đáng tự hào như nêu ở trên chứng tỏ Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm xác định đúng đắn định hướng và kế hoạch phát triển đất nước bền vững, BVMT, bảo tồn ĐDSH, kinh tế xanh, ứng phó với BĐKH, là nền kinh tế mở, hợp tác quốc tế, thu hút mạnh mẽ đầu tư của nước ngoài. Để đất nước ta phát triển mạnh mẽ hơn nữa, trở thành một trong các “Con Rồng” châu Á như Singapor, Hàn Quốc, Đài Loan, nhiều chuyên gia ở trong và ngoài nước đã đánh giá các “Con Rồng” châu Á là do họ đã biết tận dụng và phát huy thời cơ vận mệnh phát triển của nước họ đã xuất hiện các điều kiện cơ bản cho phát triển kinh tế nhanh, đó là 5 điều kiện sau:
1- Có khả năng thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn của nước ngoài, đắc biệt là từ các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới;
2- Có điều kiện tiếp nhận, sử dụng và phát triển làm chủ công nghệ sản xuất cao, công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới;
3- Có nguồn lực nhân tài đủ lớn, đủ khả năng tiếp thu và phát triển mở rộng nền kinh tế có công nghệ sản xuất cao của nước mình;
4- Có đủ nguồn tài nguyên và vật liệu thiên nhiên phong phú phục vụ cho nền kinh tế xanh, công nghệ cao;
5- Có khả năng hòa nhập phát triển với nền kinh tế Thế giới văn minh.
Trong 5 điều kiện nêu trên thì 2 điều kiện đầu tiên là 2 điều kiện quan trọng nhất để hiện đại hóa, tăng trưởng nhanh nền kinh tế xanh, BVMT, ứng phó với BĐKH và phát triển bèn vững. Nó lại phụ thuộc vào nước ngoài, phụ thuộc vào thời cuộc tạo nên, nói cách khác đó chỉ là thời cơ.
Chúng tôi cho rằng ngày 10 tháng 9 năm 2023 vừa qua, Tổng Bí thư Ban Chấp hành TW Đảng Nguyễn Phú Trọng và Tổng Thống Mỹ Biden đã long trọng tuyên bố nâng cấp quan hệ đối tác giữa 2 nước vượt bậc lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, đó là thời cơ phát triển nước ta thành một trong những “Con Rồng” châu Á. Nhưng có biến thời cơ thành hiện thực hay không, Việt Nam có trở thành “Con Rồng” châu Á hay không còn phụ thuộc vào năng lực và ý chí quyết tâm của nước ta trong thông minh lợi dụng thời cơ quý báu đó.
Tài liệu tham khảo
1. VACNE. Môi trường và phát triển trong bối cảnh BĐKH (Chủ biên: GS Phạm Ngọc Đăng). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật. Hà Nội – 2019.
2. Bộ Công Thương. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).
3. Bộ Công Thương. Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
4. Ánh Tuyết. Xuất nhập khẩu chính thức cán mốc kỷ lục 700 tỷ USD, kỳ vọng tăng bậc trong bảng xếp hạng của WTO. Tạp chí Điện tử VnEconomy, ngày 28/9/2023
GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng – PCT VACNE
Lượt xem : 876