Vietnamese English
Thấy gì qua thực tiễn triển khai ĐMC ở Việt Nam thời gian qua

6/12/2018 3:45:00 PM

(VACNE) - Tóm tắt bài tham dự Hội nghị Đánh giá Tác động châu Á AIC- 2018 tổ chức tại Nhật bản 8/2018

 

THẤY GÌ QUA THỰC TIỄN TRIỂN KHAI ĐMC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

 TS Nguyễn Ngọc Sinh và TS Lê Đăng Hoan (VACNE, Hà Nội),
 
Bùi Quang Sản ( HACNE, Hải Phòng )

 
Tóm tắt bài tham dự Hội nghị Đánh giá Tác động châu Á  AIC- 2018 tổ chức tại Nhật bản 8/2018 Image result for ĐMC

  

Chúng tôi cho rằng, tiêu đề “Đánh giá tác động và Khu vực xanh” (Green Region and Impact Asessment) của AIC 2018 lần này phù hợp với quan niệm của Việt Nam về ĐMC, một vấn đề còn chưa được nghiên cứu đầy đủ ở nhiều nước. Do vậy, chúng tôi muốn đóng góp những ý kiến của mình vào Hội nghị thông qua cách nhìn khái quát vè việc thực hiện trên thực tế ĐMC ở Việt Nam thời gian qua. 

I. Một số kết quả chính đã đạt được


(1)   Sớm nhận thức được vai trò và sự cần thiết phải triển khai ĐMC. Luật Bảo vệ môi trường 1993 chưa đề cập, nhưng đến Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi 2004, ĐMC đã được luật định. Không quá chậm so với các nước trong khu vực.

 

(2)   Liên tục thay đổi, hoàn thiện các văn bản quy định pháp luật về ĐMC cho phù hợp : Luật 2014 thay 2004, Nghị định hướng dẫn ĐMC số 18/2015 thay Nghị định 29/2011,…Đến cuối 2015 đã ban hành 3 hướng dẫn kỹ thuật chung về ĐMC, 10 hướng dẫn chuyên đề ĐMC liên quan đến khoáng sản, giao thông, quy hoạch cấp vùng, tỉnh/thành phố,đô thị, thủy điện, ngành điện, thép,…

 

(3)   Chú trọng tập huấn nâng cao nhận thức về ĐMC; Liên tục tổ chức đào tạo trong và ngoài nước và xây dựng đội ngũ thực hiện ĐMC ở trung ương và địa phương; Phát hành nhiều ấn phẩm, giáo trình liên quan; Từng bước hoàn thiện công tác thẩm định ĐMC.

 

(4)   Trong thời gian từ năm 2011 đến hết 2015 đã thẩm định trên 100 báo cáo ĐMC  (bảng 1).Hiện nay, các công việc tương tự vẫn đang được tiến hành, chẳng hạn, gần đây nhất, ngày 27 tháng 2 năm 2018, Chính phủ đã yêu cầu Thành phố Hải Phòng tiếp tục hoàn thiện báo cáo ĐMC đối với “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”.


Bảng 1. Tổng số báo cáo ĐMC đã xây dựng và được thông qua giai đoạn 2011-2015

 

Bộ TN và MT

Nhận 100 báo cáo

Phê duyệt 71

Chiếm 71%

 

Các bộ khác

Nhận 12 báo cáo

Phê duyệt 1

Chiếm 8%

 

 

Hải Phòng và các địa phương 

 

Nhận 10 báo cáo

Phê duyệt 9

Chiếm 90%

 

 

 

(5)   Nhìn chung, việc triển khai trên thực tế ĐMC ở Việt Nam thời gian qua đã đạt kết quả ban đầu quan trọng, tạo tiền đề cần thiết cho việc tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp hoạt động này lên đúng tầm của nó.

II. Những tồn tại, yếu kém cần khắc phục


  

 

(1)   Nhận thức về ĐMC chưa đầy đủ, chưa thống nhất , cản trở việc triển khai thực hiện

 

(2)   Việc hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về ĐMC còn chậm, tính khả thi chưa cao

 

(3)   Số lượng các báo cáo ĐMC được hoàn thành còn ít so với các yêu cầu, ví dụ mới chỉ có gần 20% tỉnh và thành phố thực hiện; Chất lượng các báo cáo ĐMC chưa cao, đôi khi còn mang tính hình thức.

 

(4)   Việc xây nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng năng lực tư vấn thực hiện và thẩm định báo cáo ĐMC còn nhiều hạn chế.

 

 

III. Kiến nghị

 

 

(1)   Nghiên cứu ban hành các quy định, hoặc tốt nhất là một luật riêng về ĐMC, trong đó chú trọng xem xét vai trog môi trường sinh học ( biological environment ), môi trường xã hội; yêu cầu bắt buộc phải có các nội dung về Kế hoạch quản lý môi trường, giám sát hậu thẩm định, thực hiện đánh giá sức chịu tải của môi trường,…

 

(2)   Vai trò của cộng đồng phải được đề cao và có cơ chế phù hợp để sự đóng góp của cộng đồng cho ĐMC đạt kết quả tốt nhất. Các nghiên cứu của VACNE cho thấy khối lượng khổng lồ các tri thức bản địa, các mô hình ứng phó biến đổi khí hậu hiệu quả cao cũng như những kinh nghiệm bảo đảm an ninh môi trường rất có giá trị của cộng đồng hoặc đang bị xem nhẹ, hoặc chưa biết cách áp dụng, khai thác cho các báo cáo ĐMC liên quan.

 

(3)   Kiến nghị chung: Các tổ  chức quần chúng như các các hội ĐTM của các nước trong khu vực tiếp tục tổ chức thường xuyên các hội thảo, hội nghi như AIC 2018 và tìm ngân sách dịch và phát hành các tài liệu của hội nghị, hội thảo này.

 

Tài liệu tham khảo chính

 

1.Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh. Bảo đảm an ninh môi trường cho phát triển bền vững. NXB Khoa học và Kỹ thuật, H. 2009, taí bản 2011, 2017

 

2.Mai Thế Toản và Hoàng Thanh Nguyệt. ĐTM và ĐMC tại Việt Nam – những thành quả, thách thức, khó khăn và hướng phát triển. Kỷ yếu Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV,H. 2015.

 

3. Lê Trình. Công tác ĐMC và ĐTM ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị cho Việt Nam. Tạp chí Môi trường, số 3/2014.

 

4.VACNE. Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn. NXB Tài nguyên, Môi trường và Bản đồ Việt Nam,H. 2012

 

5. VACNE. Kinh tế xanh cho phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, H, 2018.

 

Lượt xem : 2226