Vietnamese English
Thay Dang tra loi PV

4/28/2016 4:32:00 PM

Thay Dang tra loi PV

Thanh Bình-Báo Đại biểu Nhân dân.Tôi trả lời các câu hỏi của anh như sau:

 

Câu hỏi 1: Ngày 27.4 Bộ  Tài nguyên và Môi trường vừa ra thông báo kết quả ban đầu về vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung là do hai nguyên nhân. Một là do tác động hóa học thải ra từ hoạt động con người trên đất liền và trên biển. Hai là do hiện tượng dị thường của thiên nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa ( thủy triều đỏ). GS có nhận xét gì về kết luận này. Và nguyên nhân nào sẽ là ảnh hưởng tới thiên nhiên nhiều hơn.

Trả lời câu 1:

Thông báo của Bộ TN&MT về vụ cá biển chết hàng loạt là do hai nguyên nhân như anh nêu ra ở trên là không có cơ sở khoa học và không thực tế, chỉ có tính xuê xoa đối với thủ phạm gây ra cá chết hàng loạt như vậy. Với kiến thức và kinh nghiệm thu được hơn 50 năm nghiên cứu về môi trường, tôi khẳng định rằng “thủy triều đỏ” không thể gây ra cá chết hàng loạt như vậy, nhất là có cá nặng tới 10-30 kg sống ở tầng sâu cũng chết, bởi vì “thủy triều đỏ” phát sinh từ ô nhiễm chất dinh dưỡng quá mức (phú dưỡng) hay do hiện tượng một số loài  tảo biển chết nở hoa làm cho màu nước biển có màu đỏ (đôi khi có màu nâu, màu xanh) có thể gây tác động xấu đến sự phát triển và sinh tồn của các loài cá, có thể gây ngộ độc cá ở tầng mặt nước chết, nhưng không thể gây ra ngộ độc cá chết hàng loạt, kể cả cá to, cá ở tầng xâu như vậy, trước đây ở bờ biển Bình Thuận nước ta cũng đã có xuất hiện thủy triều đỏ, nhưng nó chưa bao giờ gây ra cá to chết hàng loạt như vậy. Mặt khác trong tháng  vừa qua ở vùng biển ven bờ các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế không phát hiện thấy có hiện tượng thủy triều đỏ, vậy lý do gì mà lại nói rằng có thể do thiên tai thủy triều đỏ?

Việc điều tra đo lường ô nhiễm nước biển để tìm thủ phạm gây ra cá chết của các cơ quan quản lý nhà nước ta là quá chậm trể. Với không gian biển mênh mông, biển luôn có sóng, thủy triều và các dòng hải lưu ngầm, nên nước thải của Formosa tuy rất lớn, rất độc hai đổ vào biển gây cá chết hàng loạt tức thời, nhưng các chất ô nhiễm naỳ sẽ khuếch tán và được  pha loãng rất nhanh. Từ lúc phát hiện cá chết đến nay đã hơn 20 ngày rồi thì tất nhiên ô nhiễm nước biển không còn bị ô nhiễm như ban đầu nữa,như  khi nước thải mới đổ vào biển, vì vậy tôi cho rằng bây giờ mới đo lường ô nhiễm biển để tìm thủ pham là vô ích. Mà việc chính bây giờ là phải khảo sát nghiên cứu đánh giá đúng thiệt hại kinh tế trước mắt và thiệt hai sinh thái lâu dài ở ven biển 4 tỉnh này để làm cơ sở bắt Formosa đền bù thiệt hai cho dân đúng như pháp luật về BVMT đã quy định.

Theo tôi, cách làm có hiêu quả nhất là phải trực tiếp kiểm tra nguôn thải tại nhà máy, và họp các chuyên gia giỏi để cùng nhau trao đổi, bàn luận để nhanh chóng có kết luận về nguyên nhân cá biển chết hàng loạt vừa qua. Trong Báo Thanh Niên ngày 23-4-2016 đã đăng tin Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa đã thừa nhận có đường ống xả nước  với  đường kính 1,5 m, đặt ngầm dưới đáy biển dài  1,5 km và thường xuyên xả thải 12.000 m3 /giờ nước thải. Thời gian vừa qua Công ty đã nhập về một lượng lớn hóa chất tẩy rửa, để tẩy rửa đường ống. tránh tình trạng tắc nghẽn.

 

Câu hỏi 2: Nếu nguyên nhân là do tảo nở hoa gây nên, chúng ta có biện pháp gì để giiải quyết vấn đề này. Thời gian bao lâu để giải quyết ?

 

Câu hỏi 3: Trường hợp do con người gây nên, có thể là chất hóa học gây nên. Chúng ta có thể dùng chất gì để bão hòa chất độc? Việt Nam có đủ khả năng để xử lý không và có thể nhờ tổ chức quốc tế nào hỗ trợ công việc này?

 

Trả lời câu 2 và câu 3:

Môi trường nước biển rộng mênh mông, hầu như không có khả năng ngăn tách riêng nước biển đã bị ô nhiểm để xử lý làm sạch nhân tạo được, như là phục hôi môi trường đât bị ô nhiễm  hay là phục hồi môi trường nước  trong các hồ ao bị ô nhiễm được. Biện pháp xử lý khả thi nhất là tìm ra các nguồn thải gây ra ô nhiễm (thủ pham) và ngăn cấm triệt để các nguồn ô nhiễm này đổ vào biển. Và cần có một thời gian một số năm nhất định thì biển sẽ tự làm sạch được.

 

Câu hỏi 4: Cá mà bị nhiễm độc mà chết, thì biện pháp tiêu hủy nào an toàn tới môi trường ?

 

Câu hỏi 5: Cá chết do bị nhiễm độc có thể làm thức ăn cho gia súc thì sẽ gây nghiêm trọng thế nào tới gia súc và con người.

 

Trả lời câu 4 và câu 5:

Cá bị nhiễm độc mà chết, thì biện pháp tiêu hủy an toàn cho môi trường cũng giống như tiêu hủy các đàn gà bị dịch chết mà trước đây ta đã làm. Không nên sử dụng cá chết do nhiễm độc làm thức ăn gia súc, bởi vì các chất độc hai, nhất là các kim loại nặng và hóa chất độc hại sẽ còn lưu tồn trong cơ thể của cá chết, Gia súc ăn cá chết cũng sẽ bị nhiễm độc tồn lưu, con người ăn thịt các gia súc này cũng sẽ bị nhiễm độc theo, tuy rằng không chết nhưng có hại cho sức khỏe.

                                                                          Người trả lời: GS.TSKH.NGND Phạm Ngọc Đăng

 

Lượt xem : 180