Vietnamese English
Tham vọng biển, đảo tại Biển Đông đang phá hoại môi trường biển – nơi cư trú của các loài sinh vật.

7/19/2016 3:56:00 PM

(VACNE, 19/7) - PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường biển thuộc Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) đã nhận định, khi Trung Quốc vừa tuyên bố đang tiến gần hơn đến việc hoàn thiện các nhà máy điện hạt nhân trên biển và phát triển các bến cảng nổi đa chức năng đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

 

Trung Quốc tôn tạo các bãi cạn thành đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa là một bước đi quan trọng trong âm mưu "quân sự hóa" để đẩy nhanh tiến độ độc chiếm Biển Đông của họ. Trong đó có các bến cảng, sân bay, các cơ sở công nghiệp và "hậu cần" hỗ trợ cũng được tiến hành đồng bộ, bao gồm dự án nhà máy điện hạt nhân trên biển mà Bắc Kinh tuyên bố sẽ đặt tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Các hành động trên cho thấy ý đồ mở rộng chiếm đóng lâu dài quần đảo Trường Sa của Bắc Kinh và luôn miệng lập luận vô lý rằng họ có chủ quyền đối với các đảo này từ lâu và bất chấp phản đối của các nước.


Bắc Kinh đã nhiều lần tuyên bố "nước này không chấp nhận cũng như không tham gia vào tiến trình trọng tài do Philippines đơn phương khởi xướng" và tới nay  tiếp tục bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài thường trực (PCA). Nhưng chắc chắn phán quyết này đang tác động mạnh mẽ tới những tham vọng của Trung Quốc, theo hướng có lợi cho hòa bình các nước trong khu vực và bảo vệ môi trường Biển Đông.  Bởi các công trình hạ tầng, các thiết bị lắp đặt (cố định hoặc nổi) của Trung Quốc ở Trường Sa đều có tính "đa dụng" và đang là  những thách thức nghiêm trọng về môi trường. Họ đang thực hiện tham vọng chủ quyền và đang phá hoại môi trường Biển Đông  – nơi cư trú của các loài sinh vật, hủy diệt sinh kế của các cư dân 9 quốc gia trong khu vực, kể cả nhân dân Trung Quốc .


Thế giới đang trông đợi một Trung Quốc gương mẫu, có trách nhiệm và thượng tôn pháp luật, minh bạch hóa thông tin và chịu sự giám sát quốc tế về môi trường.


Các dự án trên khi triển khai, sẽ làm nảy sinh vấn đề môi trường, dễ gây sự cố mất an toàn hạt nhân. Khi đó việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, các bến cảng của phía Trung Quốc sẽ không chỉ dừng ở vấn đề ô nhiễm môi trường biển, mà còn sẽ trở thành vấn đề an ninh môi trường biển với những xung đột môi trường ở mức cao.


Chính phủ Việt Nam đã ra tuyên bố hoan nghênh kết quả phán quyết của PCA và khẳng định lập trường nhất quán giải quyết vấn đề biển đảo là sử dụng các giải pháp hòa bình, trên cở tuân thủ Công ước luật biển 1982 của Liên hiệp quốc.


Kết quả phán quyết của PCA có những ảnh hưởng tích cực, khẳng định tính phi lý của yêu sách "Đường lưỡi bò"của phía Trung Quốc; khẳng định các thực thể địa lý ở Trường Sa không thuộc "chủ quyền lịch sử"của Trung Quốc.


Việt Nam phải chủ động ứng phó với các tình huống tiêu cực do Trung Quốc gây ra trước những phán quyết của PCA, nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và môi trường trong lành cho Biển Đông ./.

 

(Văn phòng VACNE)

Lượt xem : 3395