Vietnamese English
Tham luận của Lãnh đạo VACNE tại Hội nghị bàn quyết sách ứng phó với biến đổi khí hậu cho đồng bằng sông Cửu Long

9/27/2017 1:22:00 PM

(VACNE) - Bài phát biểu của PGS. TS Lê Bắc Huỳnh, Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tại Hội nghị bàn quyết sách ứng phó với biến đổi khí hậu cho đồng bằng sông Cửu Long ngày 27/7/2017.

THAM LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TNN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở ĐBSCL

 


 

Dù những TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG là gì đi nữa thì NƯỚC VẪN LÀ TIÊU CHÍ QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU ở nước ta, nhất là ở ĐBSCL.

Nước là yếu tố xuyên suốt và quyết định của quá trình phát triển bền vững. Dù định hình chuyển đổi phát triển kiểu gì thì cũng phải trên cơ sở TNN, điều kiện tự nhiên đặc thù của ĐBSCL.

ĐBSCL làm gì cũng không thoát ra khỏi sự chi phối/phụ thuộc chặt chẽ và nguồn nước/mạng sông kênh chằng chịt và thế đất bằng phẳng và 2 mặt bị tác động mạnh của thủy triều và nước biển dâng.

ĐBSCL làm gì cũng luôn đối mặt thường xuyên, lâu dài với những thiên tai như: lũ lụt lớn, xâm nhập mặn, khô hạn thiếu nước, xói lở bờ sông-bờ biển, sụt lún đất, và tác động của BĐKH (nhất là NBD).

ĐBSCL không có nước, thiếu nước, mất an ninh nguồn nước ngọt là mất ổn định/mất bền vững trong phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.

ĐBSCL là một thể thống nhất, một bộ phận của LVS Mê Công, khu vực; do ở hạ lưu nên còn chịu tác động sâu sắc của thượng lưu và biển; có điều kiện mà các nguồn nước mặt và ngầm ở dạng ngọt/lợ/mặn đan xen và tác động qua lại với nhau. Mọi phát triển muốn bền vững không thể xem thường điều kiện đặc thù này. Do quá trình tác động qua lại giữa các nguồn nước là rất phức tạp, chịu tác động mạnh của BĐKH và khai thác, sử dụng của con người ở ĐB và trên tòan LVS Mê Công nên SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN HÀI HÒA VỚI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHẢI LÀ ĐỊNH HƯỚNG XUYÊN SUỐT. Tuyệt đối không “chống” tự nhiên (như từ trước tới nay) mà phải thích ứng với tự nhiên.

ĐBSCL đã có thời kỳ mất an ninh nguồn nước. Thiệt hại đối với KT, XH, MT khi mất an ninh nguồn nước là rất lớn và không thể khắc phục trong thời gian ngắn. Do tác động của BĐKH và việc khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn (gồm cả ở Tây Nguyên VN), nguồn nước về ĐBSCL đang có xu hướng suy giảm cả về số lượng, chất lượng và nguồn phù sa cuốn theo. Tình trạng này đang gây những hậu quả nhãn tiền ở ĐB trong những năm gần đây.

ĐBSCL muốn phát triển bền vững (dù định hình kiểu gì chăng nữa) vẫn phải bảo đảm cho được NGUỒN NƯỚC BỀN VỮNG.

ĐBSCL muốn có nguồn nước bền vững phải:

-  Bảo vệ nguồn nước mặt, nước dưới đất các dạng (ngọt, lợ, mặn) trong điều kiện hiện nay;

-  Phát triển nguồn mới/gia tăng trữ tại chỗ (xây dựng các hồ dung tích đủ lớn để trữ nước ngọt ngay tại ĐB) và từ xa (hợp tác với các nước thượng nguồn và khai thác/dự trữ hợp lý tại Tây Nguyên);

-   Bảo đảm không làm suy giảm nguồn phù sa quá mức trong nước sông;

-   Việc sử dụng nước phải được thay đổi theo hướng sử dụng tổng hợp, hiệu quả, tiết kiệm, đa mục tiêu, tái sử dụng, giảm ô nhiễm, giảm tác động bất lợi giữa các nguồn nước ở toàn ĐB.

ĐBSCL muốn bảo đảm an ninh nguồn nước phải thực hiện quản lý thống nhất TNN ở cấp lưu vực sông, trong đó phải lấy nước và đất làm cơ sở, rồi trên cơ sở đó xét các vấn đề hạ tầng kinh tế - xã hội khác. Công cụ quan trọng nhất của quản lý là QUY HỌACH TNN (không chia tách các quy hoạch gắn với nước, trước hết là quy hoạch thủy lợi, phòng chống thiên tai, thủy sản, giao thông thủy,…). Việc quy hoạch theo ngành như lâu nay sẽ tiếp tục làm tan nát ĐBSCL. Để ĐBSCL phát triển bền vững phải có quy hoạch thống nhất, do một tổ chức có đủ năng lực và phương tiện kỹ thuật và đủ thông tin dữ liệu xây dựng làm cơ sở để giám sát TNN và việc phân bổ nguồn nước cho các khai thác, sử dụng theo các trình tự ưu tiên của lĩnh vực, vùng; được điều chỉnh trên cơ sở khả năng chủ động nguồn nước của VN và căn cứ vào nguồn nước từ thượng nguồn.

ĐBSCL muốn phát triển bền vững phải có nguồn nước bền vững, muốn có nguồn nước bền vững phải chuyển từ đáp ứng nhu cầu dùng nước sang quản lý nhu cầu, phát triển KT-XH trên cơ sở nguồn nước, nhất là nước cho sản xuất nông nghiệp.

Để bảo đảm an ninh nguồn nước, việc hợp tác với các nước thượng nguồn, nhất là Lào và Cămpuchia là đặc biệt quan trọng. Việc xuất hiện kiểu “công tắc” nguồn nước bất kỳ dạng nào ở dòng chính phía thượng lưu, nhất là ở Cămpuchia (như dạng đập trên Tôn Lêsáp), ở Lào đều gây tác động nghiêm trọng đến TNN và phù sa về ĐBSCL, thậm chí gây lũ lụt hoặc mất an ninh nguồn nước, mất bền vững trong phát triển KT-XH.

ĐBSCL phải đột phá trong chủ động thích nghi với BĐKH, nâng cao hiệu quả sử dụng nước; nước phải dần dần trở thành hàng hóa, nhất là trong phục vụ sản xuất CN, nông nghiệp; bảo đảm bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái.

ĐBSCL cần chuyển sang THÂM CANH NGUỒN NƯỚC thay vì thâm canh sản xuất lúa nhiều vụ trong năm; xây dựng nền văn hóa nước; phát huy tiềm năng KT-XH của cảnh quan môi trường nước. Các ngành KT-XH phải xem nước là động lực phát triển.

Cải tổ nội tại hệ thống tổ chức hiện nay (mảng thiên tai và thủy lợi, nhất là quy họach, hiện đang thuộc Bộ NN&PTNT cần được chuyển về Bộ TNMT) trong quản lý TNN có thể là bước tiến quan trọng nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý và khai thác, sử dụng, phát triển bền vững TNN ĐBSCL, LVS Mê Công.

Văn phòng VACNE

Lượt xem : 2492