Tham luận của Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam (VACNE) tại Tọa đàm bàn tròn về bảo tồn ĐDSH
5/19/2015 8:17:00 PM
(VACNE) - Báo cáo tham luận về vai trò của sự kiện bảo tồn Cây Di sản Việt Nam đối với công tác bảo tồn ĐDSH, do GS. TSKH Trương Quang Học, Trưởng ban BĐKH của VACNE trình bày.
Bảo tồn cây di sản – một sáng kiến của VACNE
trong hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam
GS. TSKH Trương Quang Học, Trưởng ban BĐKH của VACNE
1. Vai trò ngày càng quan trọng của đa dạng sinh học trong phát triển bền vững
Trong các vấn đề môi trường toàn cầu thì sự suy thoái ĐDSHvà biến đổi khí hậu (BĐKH) được coi là những thách thức nghiêm trọng nhất cho Phát triển bền vững trong thế kỷ 21.Trên nhiều diễn đàn khoa học, trong thời gian gần đây, các nhà khoa học cũng đã khẳng định rằng :
- Phát triển bền vững thực chất là bền vững về sinh thái (Kết luận của Diễn đàn Chủ tịch 4 trường ĐH hang đầu Đông Á, 2010); và
- Tác động của BĐKH, về thực chất, là tác động lên các hợp phần của HST và lên toàn HST nói chung và ứng phó với BĐKH về nguyên tắc cũng là các giải pháp phục hồi, duy trì tính cân bằng của HST, làm tăng cường sức khoẻ HST (Ban thư ký Công ước ĐDSH, 2010; COP10 vè ĐDSH).
- Trong thời gian gần đây, tiếp cận dựa trên HST đã được đề xuất là cách tiếp cận chủ đạo cho PTBV, cho ứng phó với BĐKH và quy hoạch lãnh thổ (quy hoạch dựa trên chức năng sinh thái (WB, 2011).
- Các giải pháp sinh thái (ecological engineering solutions) thuộc nhóm giải pháp mềm, cũng đang được áp dụng ngày càng rộng rãi để tăng tính chống chịu khí hậu của các hệ thống bên cạnh các giải pháp cứng - các giải pháp công trình.
Vì vậy, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Môn (2010) đã nhấn mạnh: “ĐDSH và BĐKH cần được giải quyết đồng thời với cùng mức ưu tiên”, rằng “chúng ta cần một tầm nhìn mới về ĐDSH cho một hành tinh khỏe mạnh và một tương lai bền vững của nhân loại” (Ban Ki-moon, 2010). Chính vì vậy, trong những năm gần đây, các thông điệp của LHQ nhân ngày Môi trường thế giới (5.6) đều có chủ đề về BĐKH hay ĐDSH: Năm 2010: Nhiều loài, Một hành tinh, Tương lai chúng ta; Năm 2011: Rừng giá trị đích thực của thiên nhiên; Năm 2012: Kinh té xanh: có vai trò của ban…và Năm 2015: Đa dang sinh học cho Phát triển bền vững.
Theo đó, bảo tồn tài nguyên nói chung, ĐDSH nói riêng ngày càng được đẩy mạnh, và được coi là nguồn vốn tự nhiên (natural capital) – nguồn vốn đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển xanh/Tăng trưởng xanh hiện nay.
2.Bảo tồn cây di sản – một hình thức mới, sáng tạo và độc đáo của Bảo tồn nguyên vị
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều thành tựu về bảo tồn đa dạng sinh học trong cả bảo tồn nguyên vị và bảo tồn chuyển vi, trong đó quan trọng nhất là chúng ta đã xây dựng được một hệ thống gồm 168 khu rừng đặc dụng, trên cạn và 16 khu bảo tồn biển.
Trong Hội thảo hôm nay, tôi chỉ xin nêu ra một hoạt độngbảo tồn rất có ý nghĩa mà VACNEđã phát động trong thời gian quan: Vinh danh Cây di sản”. Theo chúng tôi, đây là một hình thức đặc biệt của Bảo tồn nguyên vị, tuy nhiên không phải là bảo tồn quần thể hay quần xã sinh vậttrong HST của chúng như chúng ta vẫn nói, mà là “Bảo tồn các cây di sản” – các cá thể thực vật. Đây phải được coi là là một sáng kiến mới, độc đáo góp phần vào công tác bảo tồn ĐDSH của đất nước.
Kể từ lần đầu tiên tôn vinh 7 cây muỗn ở Đền Voi Phục, quận Ba Đình (ngày 5 tháng 10 năm 2010) ở Hà Nội, đến nay (tháng 5 năm 2015), VACNE đã làm lễ tôn vinh được 972 cây di sản, ở hơn 40 tỉnh, thành phố trên cả 8 vùng sinh thái trong cả nước.
Trong số những cây được công nhận là Cây Di sản Việt Nam, có nhiều giống cây đặc hữu, cây quý hiếm và có tuổi đời rất cao. Ví dụ:02 cây Táu ở Thiên Cổ Miếu (Việt Trì – Phú Thọ) có tuổi nghìn năm; Cây Sa mu dầu ở khe Bu (Vườn Quốc gia Pù Mát – Nghệ An) cao tới 73 mét, đường kính thân tới hơn 4,5 mét; Cây Bạch Mai ở đình Phú Tự (Bến Tre); cây Sộp và cây Khế cảnh 350 năm tại Khu du tích Mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Cao Lãnh, Đồng Tháp)v.v.
Từ một sáng kiến ban đầu, VACNE đã tổ chức phát động phong trào Vinh danh cây di sản một cách bài bản theo những nguyên tắc chặt chẽ:
- Đã thành lậpHội đồng Cây Di sản Việt Nam, bao gồm các nhà chuyên môn có liên quan. Các thành viên của Hội đồng không chỉ làm nhiệm vụ xét duyệt các hồ sơ cây gửi đến, khảo sát thẩm định tuổi và các thông tin về cây, mà còn làm nhiệm vụ tuyên truyền quảng bá về ý nghĩa, mục đích của Sự kiện Cây Di sản Việt Nam; làm cầu nối chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ, chăm sóc và chữa bệnh cho cây giữa các cộng đồng, giữa chuyên gia trong nước và nước ngoài;
- Đã Xây dựng các tiêu chí xét chọn trong đó có tiêu chí quan trọng là phái do cộng đồng tự nguyên đề xuất và cũng có nghĩa là tự chăm sóc, bảo tồn sau khi được vinh danh (dựa vào cộng đồng).
Nhờ vây, phong trào đã có sức lan tỏa nhanh chóng. Trong vòng 5 năm, kể từ khi phát động đến nay, VACNE đã nhận được hàng nghìn hồ sơ cây từ hầu hết các tỉnh thành trong cả nước gửi về đăng ký, xin được xét duyệt công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Như vậy, có thể nói “Bảo tồn các cây di sản” mang rất nhiều ý nghĩa; i) trước hết là bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các cây cổ thụ, đốc đáo, quy hiếm; ii) bảo tồn văn hóa: nhiều cây cổ thụ đã gắn bó lâu đời với các cộng đồng dân cư, trong các đình chùa, đầu làng, ngõ xóm ..và do vậy còn mang ý nghĩa văn hóa, tâm linh. Theo đó Bảo tồn cây di sản dựa vào cộng đồng còn mang ý nghĩa xã hội – làm tăng vốn xã hội, tăng tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết và truyền thống cộng đồng.
Nhân Hội thảo này, chúng tôi xin có một số khuyến nghị như sau:
- Hội tiếp tục chí đạo để nhân rộng hơn nữa phong trào Bảo tồn cây di sản và những hoạt động kết nối thành mạnh lướicây Di sản Việt Nam.
- Vận động để xuất bản cuốn sách về cây Di sản Việt Nam bằng cả tiếng Vieethj và tiếng Anh.
- Đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp quan tâm hỗ trợ và cùng tham gia vào việc tổ chức Sự kiện tôn vinh cây Di sản Việt Nam.
Lượt xem : 2124