Tầm quan trọng của việc hiểu rõ thói quen sử dụng đất rừng của đồng bào dân tộc thiểu số!
9/26/2016 1:48:00 PM
(VACNE) - Đó là mục tiểu cơ bản của dự án Nghiên cứu cùng tên vừa được xây dựng tại Khoa Lâm nghiệp, thuộc Trường Đại học Canterbury, New Zealand.
Trần Văn Việt,
Chuyên viên Ban Kinh tế Trung ương.
Nghiên cứu sẽ được thực hiện bởi chuyên viên Ban Kinh tế Trung ương, dưới sự tài trợ của Chương trình Học bổng New Zealand ASEAN, một chương trình hợp tác đa phương giữa Chính phủ New Zealand với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Hong Lien (Nguon: ENZ)
Vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa tương đương với mối quan hệ rừng và con người ở cấp độ toàn cầu khi đất rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam có ý nghĩa then chốt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
Việt Nam là một nước nhiệt đới với hơn 50% lãnh thổ, gần 17 triệu hectare là rừng và đất Lâm nghiệp. Đồng thời, Việt Nam cũng là nước đa văn hóa với 14% dân số thuộc 53 nhóm dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn và phụ thuộc rất lớn vào rừng và đất Lâm nghiệp.
Canh tác đất rừng của đồng bào Dân tộc thiểu số
(Nguốn: Tạp chí Dân tộc học)
Nghiên cứu tiếp cận từ góc độ cơ sở - hiểu rõ bản chất của thói quen sử dụng rừng và đất Lâm nghiệp của các hộ đồng bảo dân tộc thiểu số.
Với cách tiếp cận khoa học đó, kết quả nghiên cứu sẽ có ý nghĩa vĩ mô vì đưa ra những căn cứ khoa học cho việc hoạch định các chính sách và dự án giao đất giao rừng cũng như sử dụng đất rừng có hiệu quả cho gần 15 triệu đồng bào dân tộc thiểu số trên khắp cả nước.
Theo sự phức tạp của vấn đề nghiên cứu, phương pháp tiếp cận sẽ dung mô hình hóa, bằng sự kết hợp hiện đại giữa mô hình toán thống kê với mộ hình xã hội học - “Mô hinh Cây quyết định” (Ethnographic Decision Tree Model). Đây là một sự kết hợp rất mới khi mà mô hình toán thống kê đã được sử dụng hằng trăm năm nay lại được kết hợp với một mô hình xã hội học đặc trưng mới được để xuất gần đây của Nhà Nông nghiệp học người Mỹ, Christina H. Gladwin.
Để vận dụng Mô hình vào thực tiễn, nghiên cứu sẽ sử dụng điểm đại diện, với bước đầu xác định tại 2 tỉnh Lào Cai và Nghệ An. Hai tỉnh này được chọn vì là đại diện cho 2 vùng có tính đại diện lớn nhất Việt Nam về Lâm nghiệp cũng như sự đa giạng về vùng sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Lượt xem : 3650