Vietnamese English
Sự phát triển ở Việt Nam và tác động đến môi trường

7/22/2009 10:16:00 PM

Việt Nam có nhiều chủng loại động thực vật địa phương đặc biệt, là một trong những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học phong phú nhất trên thế giới.

 

Do chiến tranh lâu năm và do tiếp nhận, phát triển những ngành nghề xuất khẩu theo mô hình khai thác nhiều tài nguyên, ô nhiễm môi trường dẫn tới nguồn tài nguyên thiên nhiên thoái hóa, tính đa dạng học tổn hại, đồng thời mang lại những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế và sức khỏe của người dân Việt Nam. Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng các biện pháp bảo vệ và đã cho những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, dưới hệ thống kinh tế thế giới, việc thực hiện mô hình phát triển kinh tế trả giá bằng phá hoại môi trường quả thực là những sự lựa chọn bất đắc dĩ của các nước đang phát triển. Làm thế nào để có thể thoát khỏi tình trạng bế tắc trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho cư dân và phát triển bền vững, thực tế này sẽ vẫn là đề tài quan trọng mà các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cần giải quyết.

I - Tính đa dạng sinh học của Việt Nam đang giảm đi

Tính đa đạng sinh học là sự tổng hòa của gen, loài và tính đa dạng của hệ thống sinh thái trong một khu vực. Việt Nam nằm ở khu vực khí hậu gió mùa nhiệt đới và á nhiệt đới, có đường bờ biển dài, lượng mưa lớn, ánh nắng nhiều, thích hợp cho động thực vật sinh trưởng, chiều rộng vĩ độ lớn, chủng loại sinh vật phong phú, chiếm 6,2% về tỉ lệ tính đa dạng sinh học toàn cầu, là một trong 10 nước có tính đa dạng sinh học phong phú nhất trên thế giới. Theo thống kê của Trung tâm đa dạng sinh học Đông Nam Á, Việt Nam có khoảng 12 nghìn loài thực vật, chiếm 3,2% tổng số thực vật thế giới; động vật có vú 276 loài, chiếm 6,8% tổng số của thế giới; chim có 800 loài, chiếm 8,8% tổng số loài chim thế giới; động vật bò sát 180 loài, chiếm 2,9% tổng số thế giới; động vật lưỡng thể có 80 loài, chiếm 2% tổng số thế giới; họ cá có 2.470 loài, chiếm 13% tổng số thế giới. Theo một thống kê khác của Ngân hàng thế giới năm 2002, Việt Nam tổng cộng có 23 nghìn chủng loại động thực vật sống trên cạn và dưới nước trong đó thực vật có 13.766 loài, động vật có vú 275 loài, chim 828 loài, bò sát 258 loài, động vật lưỡng thê 82 loài, côn trùng 5.000 loài. Việt Nam còn có rất nhiều chủng loại động thực vật đặc biệt, 33% thực vật khu vực miền Bắc là chủng loài đặc biệt của địa phương (thống kê năm 1965), 50% thực vật khu vực miền Trung là chủng loại đặc biệt. Thống kê năm 1970, Việt Nam có 15 giống động vật thuộc 7 loài lớn trong bộ linh trưởng, có 100 giống chim là chủng loại đặc biệt của địa phương, có 10 loài thực vật mà các nơi khác trên thế giới không có.

Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế không hợp lý nhiều năm qua đã làm cho tính đa dạng sinh học phong phú của Việt Nam tổn hại nghiêm trọng. Theo thống kế của Ngân hàng thế giới năm 1997, Việt Nam có 385 loài thực vật cấp cao đang đứng trước lâm nguy chiếm 3,2% tổng số thực vật đẳng cấp cao của Việt Nam. Năm 2002, trong số tất cả các chủng loại đặc biệt của Việt Nam, 28% động vật có vú, 10% chim, 21% bò sát và động vật lưỡng thê bị đe dọa do săn bắt và mất nơi trú ngụ.

II- Khó khăn trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của Việt Nam

Chỉ vẻn vẹn mấy chục năm, tính đa dạng sinh học của Việt Nam đã chịu tổn thất nghiêm trọng như vậy, điều này có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống thế giới hiện đại đang diễn ra, chủ yếu là kết quả của quá trình “trao đổi không ngang giá'' giữa Việt Nam nằm ở vị trí ngoài rìa và các nước trung tâm trong hệ thống thế giới nói trên.

Việt Nam là nước nằm ở bên lề hệ thống kinh tế thế giới, vị trí bên lề và mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam hoàn toàn do sự vận động của hệ thống thế giới hiện đại tạo nên. Năm 1884, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, nền kinh tế thuộc địa thời gian dài không những đã tạo nên trạng thái dị dạng trong kết cấu kinhtế của Việt Nam mà còn dẫn tới ngành nghề và dân số cực kỳ bất cân bằng về mặt bố cục không gian địa lý. Năm 1954, Việt Nam đã đánh đuổi được thực dân Pháp, nhưng do ảnh hưởng có tương quan cục diện thế giới và địa-chính trị thế giới, tình hình chínhtrị nội bộ của Việt Nam luôn trong tình trạng không ổn định lâu dài. Trong thời gian này, Việt Nam đã trải qua cuộc chiến thống nhất hai miền Nam - Bắc, chiến tranh Mỹ-Việt và chiến tranh Việt Nam-Campuchia. Chiến tranh nhiều năm làm cho nền kinh tế Việt Nam đứng bên bờ sụp đổ, tới cuối những năm 80 thế kỷ 20, Việt Nam vẫn nằm ở ngoài rìa của hệ thống kinh tế thế giới. Sau khi đổi mới mở cửa, đặc biệt là sau khi Liên Xô tan rã, Việt Nam bắt đầu dựa vào ASEAN và gia nhập tổ chức này vào năm 1995, năm 2007 gia nhập WTO, cố gắng hội nhập hệ thống kinh tế thế giới. Nhưng do thiếu vốn, kỹ thuật lạc hậu, nền móng công nghiệp mỏng yếu và con số nợ nước ngoài lớn, để điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cải thiện tình hình khó khăn, Việt Nam vốn ở tầng thấp trong dây chuyền sản xuất hàng hóa thế giới buộc phải lợi dụng nguồn tài nguyên phong phú và sức lao động giá rẻ ở trong nước, tiếp nhận những ngành nghề tập trung nhiều nhân công lao động và nhiều tài nguyên, thậm chí tiêu hao nhiều năng lượng gây ô nhiễm nặng từ các khu vực trung tâm và nửa bên lề, đáp ứng nhu cầu trứng nước mở rộng xuất khẩu hàng sơ cấp, đẩy nhanh tích lũy vốn. Mô hình tăng trưởng kinh tế theo lối quảng canh, phải trả giá bằng hy sinh tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên để đổi lấy tốc độ tăng trưởng cao, làm cho tài nguyên ít đi, nước và không khí bị ô nhiễm, gây nguy hại nghiêm trọng cho tính đa dạng sinh học của Việt Nam.

Xuất khẩu nguyên vật liệu bằng cách nạo vét cạn kiệt dẫn tới tính đa dạng sính học tổn thất trầm trọng.

Để nhanh chóng thoát nghèo tiến đến giàu có, Việt Nam, đã chạy theo nhu cầu nguyên vật liệu của các nước phát triển và các nền công nghiệp mới nổi, ra sức khai thác tài nguyên thiên nhiên để đổi lấy ngoại tệ, kết quả làm cho môi trường sinh thái bị phá hoại nghiêm trọng.

a- Chặt phá rừng ồ ạt, đất trú ngụ của động thực vật giảm đi

Lợi dụng triệt để tài nguyên rừng, phát triển ngành chế biến gỗ là biện pháp quan trọng để Việt Nam khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu lấy ngoại tệ. Rừng, đặc biệt là gỗ quý liên tục bị chặt phá, kim ngạch xuất khẩu gỗ và chế phẩm từ gỗ tăng lên từng năm, từ 114 triệu USD năm 1995 tăng lên 1,932 tỷ USD năm 2006. Ngoài chính phủ có kế hoạch khai phá rừng, các hoạt động chặt phá bất hợp pháp cũng diễn ra mạnh, đặc biệt là khu vực miền Trung, lượng gỗ chặt phá bất hợp pháp hàng năm lên tới 500.000-2 triệu m3. Việc xuất khẩu số lượng lớn các sản phẩm gỗ mặc dù đã tăng thêm thu nhập trước mắt nhưng đã làm cho rừng Việt Nam bị phá hoại nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề phân bố dân số địa lý không đồng đều từ thời thuộc địa, Việt Nam từng khuyến khích hàng triệu nông dân khu vực đồng bằng di dân lên vùng cao nguyên miền núi hoặc đến những vùng duyên hải. Kết quả là một số lượng lớn dân dật cư đã phá rừng khai hoang, cải tạo rừng phòng hộ, rừng đước vẹt chịu ngập mặn rừng bạch đàn chắn gió và vùng đất ẩm thành ruộng lúa và bãi nuôi trồng. Chính do chặt phá gỗ xuất khẩu và di dân khai hoang không hợp lý, cộng thêm sự phá hoại của chiến tranh, diện tích rừng Việt Nam đã liên tục giảm đi, tỉ lệ che phủ của rừng đã giảm từ 44% năm 1943 xuống còn 23% năm 1983. Rừng đã cung cấp nơi trú ngụ cho phần lớn các loài giống động thực vật, nếu

rừng bị hủy diệt, nơi trú ngụ của các loài đó sẽ giảm đi, nguồn thức ăn mất đi hoặc không còn nơi ẩn náu, động vật sẽ buộc phải di chuyển đi nơi khác, đây chính là khúc đạo đầu của sự hủy diệt sinh thái. Diện tích rừng giảm đi, nơi trú ngụ không còn, đó là nguyên nhân quan trọng khiến tính đa dạng sinh học của Việt Nam mất dần đi.

b- Săn bắt, buôn lậu số lượng lớn động vật hoang dã

Vì lợi ích kinh tế, người dân Việt Nam đã săn bắt và buôn bán số lượng lớn động vật hoang dã, chủ yếu dùng cho làm thuốc, thực phẩm, đồ lưu niệm và vật nuôi làm cảnh, một nửa trong số này là động vật bò sát, đặc biệt nhiều hơn là rắn và ba ba. Chính phủ Việt Nam mỗi năm đều thu giữ hàng vạn con động vật hoang dã, nhưng số này chỉ chiếm 5%-10% tổng số động vật hoang dã mua bán. Việc săn bắt và buôn bán động vật hoang dã với số lượng lớn và liên liếp như vậy đã làm cho số lượng động vật hoang dã giảm dần từng năm, hiện nay ngay cả trong các khu bảo tồn trọng điểm cũng khó thấy được động vật hoang dã, cỏ một số loài đã mất đi do săn bắt bừa bãi.

c – Đánh bắt không hợp lý làm cho các loài thủy sinh liên tục giảm đi, khoanh biển nuôi trồng làm tổn hại số lượng lớn rừng cây nước mặn.

Nghề cá cũng là ngành chủ yếu đem lại ngoại lệ cho Việt Nam. Từ năm 1989-l995, xuất khẩu hải sản tăng bình quân 19,17%/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng từ 621 triệu USD năm 1995 lên 3,358 tỷ USD năm 2006, trong vòng 11 năm tăng 5,4 lần. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tăng mạnh chủ yếu là kết quả của nghề đánh bắt ngoài khơi và nghề khoanh biển nuôi trồng phát triển nhanh, mỗi năm khối lượng đánh bắt thủy sản lên tới hàng triệu lần, năm 2007 là 2.064.000 tấn. Do khai thác quá mức nên nguồn hải sản ven bờ đã giảm dần, ngư dân lại bắt đầu đánh bắt ở những vùng biển xa hơn. Vì thiếu tiền để nâng cấp kỹ thuật người dân Việt Nam phần lớn vẫn sử dụng những phương pháp đánh bắt truyền thống như đánh bằng những thứ có độc, bằng thuốc nổ, bằng điện, bằng lưới, buông lưới' xa bờ, đầu năm 1999 có 21-29 tỉnh vẫn sử dụng những phương pháp này. Những phương pháp đánh bắt cạn kiệt này không những làm cho các loài cá ở biển dần dần cạn kiệt, mà còn làm tổn hại các loài sinh vật, mầm cây và đá san hô ngoài biển, một số loài có số lượng nhỏ dần dần biến mất một cách vô thức. Năm 2002, 96% đá san hô của Việt Nam bị đe dọa bởi các hoạt động của con người, trong đó 75% đá san hô ở trong tình hình cực kỳ đáng báo động, và việc đánh cá theo kiểu hủy diệt đang đe dọa 85%.bãi san hô.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường các nước phát triển, nghề khoanh biển nuôi trồng của Việt Nam phát triển rất nhanh, nhưng chủ yếu là tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện tích nuôi trồng. Đầu những năm 80, thế kỷ 20, diện tích nuôi trồng thủy sản của Việt Nam khoảng 200.000 ha và trong 10 năm từ 1991-2001; sản phẩm nuôi trồng biển đã tăng 153% trong khi diện tích nuôi trồng tăng 94%. Khoanh biển nuôi trồng là nguyên nhân chủ yếu khiến rừng ngập mặn giảm đi. Từ năm 1950-1983, do nguyên nhân chiến tranh, đốt rừng làm nương, đẵn gỗ, rừng ngập mặn đã mất 37% .Và trong 10 năm sau đó, 55% rừng ngập mặn ở vùng đồng bằng châu thổ sông Mêcông đã bị khai thác thành ao đầm nuôi tôm. Diện tích rừng đước/vẹt của Việt Nam năm 1943 là 400.000 hécta, nhưng đến năm 2002 đã mất đi 80%. Khoanh biển nuôi trồng không những đã phá hoại rừng ngập mặn mà còn làm xói mòn đất đai, làm cho thổ nhưỡng xung quanh bị chua hoá, sau vài năm, những nơi này vừa không thể nuôi trồng, cũng không còn cách trồng trọt, Rừng vẹt/đước giảm đi không những làm cho bức tường an ninh khu vực ven biển trở nên yếu đi, thậm chí mất đi làm cho ngư dân khu vực ven biển thường xuyên chịu sự phá hoại của gió biển, sóng biển mà còn làm cho một số động thực vật biển không ngừng giảm đi do mất nơi trú ngụ.

Trước tình thế môi trường ngày một xấu đi và tính đa dạng sinh học ngày càng giảm bớt, những năm gần đây, Việt Nam đã áp dụng các biện pháp bảo vệ tương ứng, cố gắng thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường và đã có hiệu quả nhất định.

(1) Đặt ra những quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đưa yếu tố phát triển bền vững và quy hoạch phát triển kinh tế. Từ khi thông qua ''Quy hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững năm 1999- 2000'' năm 1991 đến nay, khi Chính phủ Việt Nam xác lập tư tưởng chỉ đạo chiến lược, theo đó tất cả những chính sách về phát triển kinh tế-xã hội đều phải xem xét nghiêm túc đến yếu tố phát triển bền vững. Sau khi Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực năm 1994, Chính phủ Việt Nam đã ban hành rất nhiều pháp lệnh và những quy định thực thi cụ thể, trong 10 năm từ 1991-2001 đã ban hành 13 bộ quy định về việc quản lý sử dụng rừng đặc chủng, từ năm 1960-2002, Việt Nam tổng cộng ban hành 10 bộ quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã để giám sát, quản lý sự sinh sản, buôn bán và vận chuyển động thực vật hoang dã từ đó bảo vệ chúng một cách hữu hiệu. Một số quy định pháp luật nói trên cụ thể như ''Kế hoạch hành động về tính đa dạng sinh học'' năm 1995, ''Quy định về những nhóm động vật, nhóm thực vật, động vật quý hiếm và việc quản lý, bảo vệ chúng'' năm 1992, “Luật bảo vệ và phát triển rừng'' năm 1991, ''Những biện pháp cấp báo về việc bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã'' năm 1996, ''Dự thảo luật tài nguyên nước'' năm 1998... Những quy định pháp luật này đã quy định rõ trách nhiệm pháp luật đối với việc phá hoại tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học. Ngoài ra, còn yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước trước khi thành lập phải nộp báo cáo đánh giá ảnh hưởng môi trường, đưa bảo vệ môi trường vào trình tự quy hoạch dự án. Hiện nay, một số khu công nghiệp của Việt Nam bắt đầu đưa vào các dự án có vốn đầu tư nước ngoài một cách có lựa chọn, hạn chế tiếp nhận một số doanh nghiệp tiêu hao nhiều năng lượng, ô nhiễm cao. Chẳng hạn, có một số dự án mà Khu kinh tế Dung Quất đặc biệt hạn chế như sản xuất vật liệu xây dựng phổ thông, cấu kiện bê tông đúc sẵn, sản xuất gỗ công nghiệp, gia công gỗ, chế tạo đồ gỗ gia dụng, chế biến hàng nông sản, chế biến thủy sản, quần áo may sẵn và gia công giày dép v.v...

(2) Tăng cường công tác phổ cập kiến thức bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường cần có sự ủng hộ mạnh mẽ yề mặt ý thức của công chúng, nhưng những người dân thường Việt Nam lại thiếu ý thức và kiến thức về phương diện này, ''Ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo nhà nước nói gì, làm gì có

thể nhà nhà đều biết, trong khi những nghiên cứu cơ sở lịch sử khoa học - khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, nhập khẩu động thực vật, biến dị loài, quan hệ giữa con người và tự nhiên v.v... lại chẳng ai hỏi han. Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam từng bước tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền bảo vệ tính đa dạng sinh học. Ví dụ như mở rộng đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho những người làm công tác bảo vệ môi trường, khởi xướng sử dụng rừng tiết kiệm, thay đổi phương thức trồng trọt gây hủy hoại rừng, đề xướng sử dụng nhiên liệu thay thế v.v..., đã bắt đầu có hiệu quả rõ rệt. Hiện nay, Việt Nam đã đưa giáo dục kiến thức bảo vệ môi trường vào nội dung giảng dạy ở bậc trung và tiểu học trong cả nước, lập chương trình đào tạo học vị về môi trường ở một số trường đại học như Đại học quốc gia Hà Nội. Mô hình phổ cập kiến thức về môi trường giữa nhà trường-gia đình-xã hội làm cho kiến thức bảo vệ môi trường được phổ cập đến cơ sở, do đó cơ sở quần chúng về công tác bảo vệ môi trường không ngừng được mở rộng.

(3) Bảo vệ rừng và gây rừng, bảo vệ động vật hoang dã. Những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu coi trọng công tác bảo vệ rừng và gây rừng. Một là, thay đổi chiến lược sử dụng đất và đất rừng, nông dân được quyền sử dụng đất 50 năm, phát huy tính tích cực của nông dân trong việc cải tạo đất hoang, trồng rừng và bảo vệ rừng. Năm 1990, Việt Nam ban hành ''Luật thuế tài nguyên”, thu 10%-40% thuế tài nguyên đối với việt khai thác gỗ, củi và các sản phẩm gỗ rừng khác. Hai là, nghiêm cấm chặt phá rừng và săn bắt động vật hoang dã bất hợp pháp. Năm 1972, Việt Nam ban bố

''Luật bảo vệ rừng'', năm 1991 ra lệnh cấm xuất khẩu gỗ nguyên cây, liệt kê danh sách các loài động, thực vật quý hiếm cấm săn bắt và khai thác bất hợp pháp, đẩy mạnh mức độ tiến công các hoạt động chặt phá rừng và săn bắt động vật hoang dã bất hợp pháp. Ba là, đẩy mạnh mức độ trồng cây gây rừng, từ năm 1999, Việt Nam bắt đầu thực thi ''Kế hoạch trồng 5 triệu héc ta rừng'', có kế hoạch tới năm 2010 nâng tỉ lệ phủ rừng lên 43%. Kế hoạch này hiện đã có kết quả, tỉ lệ phủ rừng năm 2007 đã đạt 38,3%.

(4) Xây dựng khu bảo hộ thiên nhiên. Xây dựng khu bảo hộ thiên nhiên có lợi cho việc bảo tồn đặc điểm môi trường nguyên sinh một cách hữu hiệu, tiện cho việc sử dụng và tham quan môi trương nguyên sinh. Việt Nam coi xây dựng khu bảo hộ thiên nhiên là biện pháp quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học. Đến năm 2000, Việt Nam đã xây dựng được 22 khu bảo hộ biển, 79 vùng đất ẩm quan trọng quốc gia, năm 2001 có 93 khu rừng đặc biệt cấp quốc gia dùng để bảo vệ rừng cây, rừng ngập mặn, vành đai tảo biển và vùng đất ẩm.

(5) Quy chuẩn hóa việc khai thác tài nguyên biển và nguồn nước ngọt. Năm 1997, Việt Nam ban hành chính sách phát triển biển quốc gia, quy định phải khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên biển và ven biển có thể tái sinh và không tái sinh, yêu cầu ngành thủy sản trong khi tìm kiếm phát triển, không được chiếm đất rừng, đất ruộng, và đất làm muối, không được phá hoại môi trường sinh thái và tài nguyên du lịch. Năm 1998, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố ''Cấm đánh bắt tài nguyên biển bằng các loại chất có độc, thuốc nổ, đạn dược, dòng điện'', cấm người dân đánh bắt cá bằng các phương pháp có hại cho tài nguyên biển.

(6) Tăng cường hợp tác quốc tế. Việt Nam đã ký và thừa nhận một số hiệp định quốc tế về bảo vệ môi trường, như ''Hiệp định Montréal'', công ước về tính đa dạng sinh học'', ''Công ước Basel'', ''Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển'', nghị định thư Kyôtô'', ''Công ước Stockholm'', ''Công ước thương mại quốc tế về các loài động thực vật hoang đã có nguy cơ tuyệt chủng'' v:v...đi và quỹ đạo quốc tế về bảo vệ tính đa dạng sinh học. Việt Nam cùng các nước ASEAN khác tăng cường hợp tác bảo vệ môi trường xuyên quốc gia, tiếp nhận viện trợ về vốn và kỹ thuật của ủy ban châu Âu (EC), Liên Hợp Quốc và các tổ chức khác cho việc bảo vệ tính đa dạng sinh học. Ví dụ, mấy năm gần đây, EC đã hoàn thành 24 dự án bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam do EC viện trợ, tổng số tiền quyên góp được là 43,848 triệu euro.

Công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học của Việt Nam đã cho thấy hiệu quả nhất định, nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề như: Chính phủ đầu tư tiền vốn không đủ, thiếu cơ sở kỹ thuật và nhân lực gây khó khăn cho việc bảo vệ có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học do nhu cầu của thị trường quốc tế đặc biệt là các nước phát triển đối với các mặt hàng thủy sản Việt Nam không ngừng tăng lên, việc Việt Nam tiếp tục mở rộng nghề đánh bắt và nghề khoanh biển nuôi trồng để tăng thu nhập đã gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đối với tài nguyên biển và môi trường sinh thái thủy sinh; tuy Chính phủ Việt Nam đã có văn bản rõ ràng nghiêm cấm xuất khẩu gỗ nguyên liệu, cấm chặt phá và săn bắt trái phép, nhưng do chạy theo nhu cầu của thị trường quốc tế, những hiện tượng vi phạm pháp luật do lợi ích kinh tế của những người dân nghèo vẫn xảy ra, thậm chí ngay cả công viên và khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia cũng xảy ra hiện tượng chặt phá và săn bắt trái phép, năm 2007 do cháy rừng và chặt phá bừa bãi đã dẫn tới hủy hoại 5.7l7,6 hecta rừng ở Việt Nam; mặc dù bắt đầu có sự lựa chọn vốn đầu tư nước ngoài, hạn chế đưa vào các doanh nghiệp ô nhiễm nặng, nhưng các khu công nghiệp ở các địa phương vẫn đang tiếp nhận các doanh nghiệp như vậy; tất cả những hiện tượng nói trên đã làm cho công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tính đa đảng sinh học tiến triển chậm chạp, các loài có nguy cơ tuyệt chủng vẫn đang tăng lên, hơn nữa tính đa dạng sinh học bị tổn hại không thể một sớm một chiều có thể khôi phục, có loài sau khi mất đi trở thành tuyệt chủng. Theo ''Sách đỏ Việt Nam năm 2007'' do Viện khoa học kỹ thuật Việt Nam và Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cùng công bố tháng 6 năm 2008, Việt Nam được cảnh cáo là số lượng các loài động thực vật sắp tuyệt chủng đã tăng từ 725 loài theo con số thống kê của các năm l992-1996 lên đến 882 loài theo thống kê của các năm 2005-2007, không những số loài đứng bên bờ tuyệt chủng tăng lên mà tỉ lệ các loài được cảnh báo có nguy cơ tuyệt chủng cũng đang tăng, rất nhiều loài động thực vật Việt Nam đang đứng trước nguy tuyệt diệt, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và tính đa dạng sinh học của Việt Nam vẫn nghiêm trọng.

Theo ĐCSVN (Lược trích từ Tạp chí Nghiên cứu Đông Á của Trung Quốc, số 5/2009)

 

Lượt xem : 3013