Được biết, chủ trương trên đã được sự đồng ý của UBND tỉnh Lâm Đồng. Để xây dựng ý tưởng trên, phía chủ đầu tư đã thuê các nhóm tư vấn từ Áo và Singapore tiến hành khảo sát địa hình, khí hậu và tìm hiểu các loại
thú quý hiếm trên địa bàn tỉnh… . Liên quan đến dự án trên, hiện Bộ Kế hoạch- đầu tư đã đồng ý cấp vốn. Highland Safari – Công viên bảo tồn động vật hoang dã Tây nguyên sẽ nuôi dưỡng các loại thú quý hiếm trong nước và trên thế giới phù hợp với khí hậu Tây nguyên theo hướng bán hoang dã, tức khoanh vùng khu vực rừng để thú sinh sống gần gũi với thiên nhiên nhưng có sự chăm sóc của con người.
Đảo Lý Sơn nằm trong vùng được bảo tồn công viên địa chất toàn cầu
VietnamPlus cho biết chiều 3/4, Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp để nghe các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và trong nước báo cáo kết quả khảo sát về việc lập hồ sơ Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn, Bình Châu và vùng phụ cận. Đoàn chuyên gia, nhà khoa học gồm năm chuyên gia nước ngoài, cũng là thành viên của Hội đồng di sản thế giới thuộc UNESCO, cùng với 13 chuyên gia trong nước về văn hóa, địa chất đã có cuộc khảo sát ba ngày đêm tại đảo Lý Sơn và Bình Châu (Quảng Ngãi) từ 31/3 đến 3/4.
Sau khảo sát cụ thể, các chuyên gia đều cho rằng vùng địa chất tại các địa phương này rất có giá trị, cần phải chăm sóc đặc biệt. Vì vậy, Lý Sơn, Bình Châu và các cùng phụ cận có khả năng trở thành công viên địa chất toàn cầu. Tuy vậy, điều kiện địa chất chỉ là điều kiện cần, bên cạnh đó còn phải xét đến nhiều điều kiện khác như công tác bảo tồn, giáo dục cộng đồng, phát triển du lịch để các vùng này được công nhận là
công viên địa chất toàn cầu.
Mưa đá làm thủng mái 1.000 ngôi nhà ở Tuyên Quang
Tuổi Trẻ đưa tin trận mưa đá lớn xảy ra trên địa bàn 10 xã, thị trấn của huyện Chiêm Hóa sáng 3/4 đã làm khoảng 1.000 nhà dân bị thủng mái, khoảng 100ha hoa màu hư hại… Theo ông Trần Quốc Hiệp, Trưởng trạm thủy văn Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đây là lần đầu tiên ông chứng kiến trận
mưa đá có đường kính hạt nước đá lớn đến vậy trong hơn 30 năm qua.
Theo thống kê của Ban chỉ huy về Phòng chống thiên tai và Tìm kiến cứu nạn tỉnh Tuyên Quang. Trận mưa đá được cơ quan khí tượng thủy văn ghi nhận xảy ra vào khoảng 6g45 sáng 3-4 với cường độ mạnh khiến nhiều người dân hốt hoảng khi những viên nước đá có đường kính trung bình từ 3 - 8cm, có viên đến 10 cm làm thủng, sập nhiều mái nhà lợp bằng fibro xi măng. Bồn nước inox, pin năng lượng mặt trời ở trên mái nhà, ngoài trời bị méo mó, hư hại, rau xanh, cây lương thực dập nát…
Rừng ngập mặn Đông Nam Á đang bị thu hẹp
Theo GS Daniel Friess - ĐH Quốc gia Singapore và TS Daniel Richards - ĐH Sheffield (Anh), việc chuyển mục đích sử dụng rừng ngập mặn đang làm tăng tốc độ phá rừng. Hơn 100.000ha rừng ngập mặn của Đông Nam Á đã biến mất từ năm 2000 đến 2012. Mức độ đa dạng sinh học của cây ngập mặn ở đây lớn nhất thế giới. Chúng lưu trữ mật độ carbon cao hơn hầu hết các hệ sinh thái khác. Do đó,
rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải CO2 và biến đổi khí hậu.
Thro Khoa học & Phát triển, tại Myanmar, việc mở rộng trồng lúa đã khiến hơn 1/5 diện tích rừng ngập mặn ở Đông Nam Á biến mất. Xu hướng đó sẽ còn tiếp tục cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế của quốc gia này. Sự phát triển các đồn điền dầu cọ cũng là nguyên nhân chính tàn phá đất than bùn ngập mặn, các khu rừng ở Malaysia, Indonesia và gây ra những vấn đề khí hậu như sương mù. Sản lượng dầu cọ của Indonesia dự kiến sẽ tăng dần trong những năm tới - đặc biệt là tại các khu vực biên giới như Papua. Điều này tạo
Australia hứng chịu tháng nóng kỷ lục, với nhiệt độ tăng 1,7 độ C
Trong báo cáo hàng tháng về
khí hậu được công bố ngày 1/4, Cục khí tượng (BoM) Australia cho biết tháng Ba vừa qua trở thành tháng nóng kỷ lục tại nước này. Theo BoM, nhiệt độ trung bình của tháng Ba vừa qua tăng 1,7 độ C so với nền nhiệt độ trung bình, cao hơn mức tăng 1,67 độ C so với nền nhiệt trung bình vào năm 1986. Ngày 2/3 vừa qua là ngày nóng nhất từng được ghi nhận với nhiệt độ trung bình ở khắp Australia lên tới 38 độ C. Nhiệt độ cao bất thường đặc biệt ở khu vực miền Bắc và vùng nhiệt đới của Australia, như vùng Top End.
Báo cáo cho biết đợt El Nino mạnh đã xảy ra vào đầu năm nay, đi kèm với thời tiết nóng bức hơn. Hiện El Nino đang suy yếu, nhưng dự kiến nền nhiệt cao sẽ vẫn duy trì tác động trong vài tháng nữa. Theo báo cáo này, biến đổi khí hậu được cho là yếu tố gây ra
nhiệt độ bất thường. Trước đó, trong báo cáo thời tiết đặc biệt công bố vào ngày 11/3 vừa qua, BoM nhận xét đợt nóng kỷ lục đã khiến mùa Hè ở Australia dường như bất tận mặc dù mùa Thu chính thức bắt đầu ở nước này vào đầu tháng Ba vừa qua. Hình thái thời tiết bất thường này ảnh hưởng tới hầu hết địa phương trên cả nước – theo VietnamPlus.
Mỹ sử dụng hệ thống chiếu sáng bằng năng lượng bước chân để bảo vệ môi trường
Las Vegas - thành phố được dựng nên từ ước mơ, hy vọng, và cả một chút sự điên rồ - giống như một tấm gương phản chiếu lại chính thái độ sống của những con bạc thường xuyên lui tới nơi đây. Và có lẽ, chút "điên rồ" đó cũng đã lan tỏa tới cả chính những nhà chức trách của thành phố. Cụ thể hơn, Las Vegas đang bắt tay vào tiến hành thay thế toàn bộ đèn đường chiếu sáng của thành phố bằng một hệ thống mới, sử dụng động lực học làm nguồn cung cấp điện năng.
Dự án này được thực hiện bởi công ty
công nghệ xanh EnGoPLANET, và khu vực Boulder Plaza của thành phố Las Vegas sẽ là nơi đầu tiên trên thế giới áp dụng công nghệ chiếu sáng mới này. Khi các phương tiện giao thông lưu thông trên các tấm cảm biến, động năng sẽ được chuyển hóa thành điện năng cung cấp cho đèn đường. Sẽ có các cảm biến chuyển động được lắp đặt để đảm bảo đèn chỉ được bật khi cần thiết, ngoài ra còn vô số các cảm biến khác để kiểm tra chất lượng không khí, độ ẩm, mật độ giao thông, v...v...Hệ thống chiếu sáng của EnGoPLANET sẽ được sử dụng để thay thế đèn đường tại một số khu vực thử nghiệm, và nếu chúng thành công, có lẽ ban lãnh đạo thành phố sẽ áp dụng dự án này lên toàn bộ Las Vegas.