Gần 90% rác thải điện tử trên thế giới - trị giá gần 19 tỉ USD - bị mua bán trái phép hoặc vứt bỏ mỗi năm. Vậy làm thế nào để tái chế, tận thu nguồn tài nguyên rác bị lãng phí này?
Làm thế nào để biến rác thải điện tử thành tiền
Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) cho biết gần 90%
rác thải điện tử trên thế giới - trị giá gần 19 tỉ USD - bị mua bán trái phép hoặc vứt bỏ mỗi năm. Liên minh châu Âu, Mỹ và Nhật Bản là nguồn gốc chủ yếu của rác thải điện tử; còn Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Pakistan là những “bãi rác” chính. Ở châu Phi, Ghana và Nigeria là những nước nhận rác thải điện tử lớn nhất.
Theo Hiệp hội Bảo vệ Môi trường (EPA), thì những đồ điện tử tiêu dùng như TV, máy tính, thiết bị ngoại vi, thiết bị âm thanh, điện thoại… chiếm tới 2% trong tổng số toàn bộ
rác thải hiện nay.
Rác thải điện tử, đặc biệt là rác thải từ điện thoại di động cũng là một trong những loại rác gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, vì vậy ngoài việc giảm ô nhiễm môi trường bằng cách thông tắc cống, vệ sinh môi trường, chính phủ các nước cũng rất quan tâm tới việc
xử lý rác thải điện thoại di động.
Thế nhưng, với lượng rác thải điện thoại di động ngày càng nhiều do con người, đặc biệt là giới trẻ chạy theo công nghệ đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải điện tử ngày càng nghiêm trọng mặc dù chính phủ các nước cũng luôn quan tâm tới vấn đề này.
Mặc dù vậy, vẫn theo EPA, tỉ lệ rác thải được tái chế hiện nay trên thế giới còn rất thấp. Chỉ có chưa tới 10% lượng máy tính cũ được tái chế phục vụ nhu cầu sử dụng; và chưa tới 3% lượng điện thoại di động cũ được tái chế.
Pike Research, công ty nghiên cứu thị trường công nghệ sạch, cho biết khoảng 54% trong tổng số thiết bị điện tử bị vứt bỏ sẽ được tái chế vào năm 2025, tăng từ 18% trong năm 2010.
Cũng giống như Việt Nam đang phải đối mặt với lượng rác thải từ điện thoại di động giá rẻ Bờ Biển Ngà cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên, khác với Việt Nam, Bờ Biển Ngà đã nỗ lực tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường qua những hành động nhỏ như vệ sinh môi trường, không vứt điện thoại di động vào thùng rác, hút bể phốt đúng định kỳ….
Không những nâng cao ý thức của người dân, Bờ Biển Ngà còn giảm ô nhiễm bằng cách để những ý tưởng xanh của người dân như
thu gom rác thải điện thoại di động để tái chế được thực hiện trên diện rộng.
Ở Bờ Biển Ngà còn có riêng một quỹ từ thiện chuyên thu gom điện thoại di động cũ, không những biến những loại rác thải này thành tiền mà còn tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người dân.
Theo thông tin từ người dân, quỹ từ thiện này có tên là Mesad, là quỹ từ thiện đầu tiên ở đất nước này làm nhiệm vụ thu gom điện thoại di động để tái chế. Quỹ từ thiện này sẽ trả tiền cho mọi người dân nếu như họ không vứt điện thoại di động vào thùng rác và đưa nó cho những người làm công tác từ thiện.
Do đây là một việc làm vừa có ích cho môi trường, vừa có thể tiết kiệm được chi phí thông tắc, vệ sinh môi trường cho chính phủ lại có thể
biến rác thải thành tiền nên càng ngày càng có nhiều người tham gia hoạt động này.
Hiện, tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải điện thoại di động tại đất nước này đã giảm hẳn nhờ vào hoạt động có vẻ đơn giản này bởi mỗi năm lượng rác thải điện tử mà hoạt động này thu gom được có thể lên tới vài trăm tấn.
Theo Nhân dân Nhật báo, Quế Vũ (Trung Quốc) có khoảng 5.500 doanh nghiệp khai thác chất thải điện tử, cung cấp việc làm cho hơn 30.000 người. Ước tính ngành công nghiệp của thành phố này trị giá 1 tỷ nhân dân tệ (tương đương 130,9 triệu USD). Tuy nhiên, công nhân chỉ được trả không đến 3 USD/ngày.
Bờ Biển Ngà đã thực hiện biện pháp này và mang lại hiệu quả khá khả quan nên có lẽ Việt Nam cũng có thể học hỏi và thực hiện.
(Phần tiếp theo: Rác thải điện tử chứa nhiều chất kịch độc)