Vietnamese English
Phép màu của Tự nhiên. Bài 3: Định lý Bất toàn và giá trị của cảm nhận trực giác

3/30/2018 9:09:00 PM

(VACNE) - Godel chứng minh rằng mọi hệ logic khép kín đều bất toàn vì luôn luôn chứa những vấn đề đúng nhưng không thể chứng minh hay bác bỏ được.

 Nguyễn Đình Hòe, VACNE



Giếng vuông Champa, một bí ẩn của Tri thức bản địa


Năm 1931, Godel – một nhà toán học trẻ người Áo công bố định luật Bất toàn, sau này được chứng minh là có giá trị ngang thuyết Tương đối của Einstein cũng như Nguyên lý Bất định của nhóm Cơ học Lượng tử đứng đầu là Heizenberg (i). Godel chứng minh rằng mọi hệ logic khép kín đều bất toàn vì luôn luôn tồn tại những vấn đề đúng nhưng không thể chứng minh hay bác bỏ được. Như vậy trong một hề thống được khảo sát, ví dụ như hệ Tự nhiên, luôn có nhiều cái đúng hơn là cái bạn có thể chứng minh. Tuy nhiên bạn có thể cảm nhận được chúng. Ví dụ trong một hình tròn, người ta có thể đo chính xác đường kính nhưng không thể biết chính xác chu vì của hình tròn, bởi lẽ chu vi bằng tích số giữa đường kính và số π, nhưng π lại là một số vô tỉ vô hạn không thể biết chính xác.

Thực tế, trực giác là một trong những bí ẩn lớn nhất của tự nhiên – khả năng nắm bắt được bản chất sự vật một cách trực tiếp ngay tức khắc không thông qua lý luận. Trong hiểu biết của chúng ta về Mẹ Thiên nhiên có rất nhiều tri thức có được nhời cảm nhận trực giác . Trực giác giúp Isaac Newton thấy được lực hấp dẫn giữa các vật chất có khối lượng, Albert Einstein “phát hiện”  ra luật tương đối chi phối tự nhiên, Louis Pasteur “cảm thấy” tính bất đối xứng của sự sống,… Như vậy tri thức của loài người được tạo nên bời kiến thức (những cái chúng minh được) và Cảm nhận trực giác (những cái không chứng minh hay bác bỏ được). Thất tiếc là khi bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức, khả năng cảm nhận minh triết của con người lại giảm đi.

Einstein có lẽ là một nhà khoa học tiêu biểu nhất biết kinh ngạc trước những phép mầu của Tự nhiên, vì thế ông cũng là người nêu lên một công thức đo lường tri thức của con người: Ego = 1/Knowledge (Cái tôi = 1/Tri thức) – cái tôi tỷ lệ nghịch với tri thức, tri  thức càng ít thì cái tôi càng lớn, tri thức càng nhiều thì cái tôi càng nhỏ (i).

Chính vì thể không ít những đứa trẻ học giỏi nhờ khối lượng kiến thức được nhồi nhét trong nhà trường lại kém sáng tạo khi gặp những vấn đề trong cuộc sống.Một vấn đề môi trường với quá nhiều hướng dẫn chi tiết nhiều khi lại hạn chế khả năng giải quyết vấn đề của nhà quản lý. Khoa học hiện đại khá phát triển vẫn không thể giải đáp hết các vấn đề trong kho tàng tri thức bản địa của cộng đồng. Sự sang tạo trông cậy vào cảm nhận trực giác là điều mà Godel đã chứng minh từ gần 90 năm qua ngày càng được công nhận rộng rãi.

Chú thích

(i)      Định lý Godel https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/co-mot-nha-khoa-hoc-vi-dai-sanh-ngang-einstein-nhung-99-nguoi-khong-biet.html

Lượt xem : 1930