Phát hiện cây sồi trường thọ từ thời Trung cổ
8/18/2019 1:56:00 PM
Với chiều cao gần 20m và chu vi trung bình thân cây khoảng 73cm, một cây sồi ở công viên quốc gia Kalkalpen được xác định là đã sống từ thời Trung cổ đến nay.
Với chiều cao gần 20m và chu vi trung bình thân cây khoảng 73cm, một cây sồi ở công viên quốc gia Kalkalpen được xác định là đã sống từ thời Trung cổ đến nay.
Một góc công viên quốc gia Kalkalpen - Ảnh: nationalparksaustria.at
Một nhóm các nhà khoa học Ý đã phát hiện một cây sồi được xem là lâu đời nhất châu Âu tại Công viên quốc gia Kalkalpen ở Áo.
Trong cuộc họp báo ngày 14-8, nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Alfredo Di Filippo đứng đầu cho biết nhóm đã sử dụng cách tính số vòng gỗ cắt ngang trong cây để xác định số tuổi của cây sồi này, theo đó cây sinh trưởng từ năm 1474, tức là cuối thời Trung cổ.
Theo cách tính tuổi cây trên thì cây sồi này đã 546 tuổi, tức là hơn "người anh em" từng được cho là cây sồi lâu đời nhất châu Âu cũng tại công viên Kalkalpen gần 20 năm.
Mặc dù "trường thọ" như vậy, hình dáng cây khá khiêm tốn, chỉ cao gần 20m với chu vi trung bình thân cây khoảng 73cm.
Với diện tích lên tới 20.000ha, công viên quốc gia Kalkalpen có tới 5.000ha trồng sồi "cao tuổi" và cũng chính vì lý do này mà địa điểm này đã được đưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2017.
DN/theo Tuoitre
Lượt xem : 1403