Vietnamese English
Phát động Chương trình “Vì môi trường xanh Quốc gia 2016”

3/15/2016 4:28:00 PM

Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam và Tạp chí Thực phẩm & Sức khỏe vừa phát động Chương trình “Vì môi trường xanh Quốc gia 2016” với chủ đề “Doanh nghiệp hãy hành động vì Khu công nghiệp xanh bền vững”

Chương trình nhằm tuyên truyền vận động các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp (KCN) thực hiện đầy đủ quy định về bảo vệ môi trường, nộp đầy đủ thuế tài nguyên và phía bảo vệ môi trường. Việc làm này không chỉ để tạo lập nguồn thu ngân sách mà còn là công cụ quản lý nhà nước nhằm bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.


Việc thực hiện Chương trình này sẽ góp phần thiết thực vào việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN cũng như các doanh nghiệp và người dân ý thức rõ ràng và đầy đủ trách nhiệm của mình đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong KCN, KKT; tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường các KCN; khuyến khích xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường. Chương trình cũng nhằm đẩy mạnh hoạt động thi đua khen thưởng trong công tác bảo vệ môi trường KCN, khu chế xuất (KCX), khu kinh tế (KKT) động viên kịp thời các doanh nghiệp, ban quản lý KCN, KCX, KKT thực hiện tốt công tác này.

Nhật Bản đề xuất dự án 3.300 tỉ cải thiện môi trường nước TP Đà Nẵng

Trước khi trình dự án lên lãnh đạo thành phố, phía Nhật Bản đã phối hợp các đơn vị liên quan để triển khai nghiên cứu chuẩn bị từ tháng 7/2015. Sau khi hoàn tất khảo sát, JICA đề xuất mở rộng công suất của Trạm Xử lý nước thải (XLNT) Sơn Trà thêm 36,000 m3/ngày và cải tạo cống bao phía Đông; nhằm giảm tải lượng ô nhiễm thải ra bãi biển phía Đông. Tại Trạm XLNT Phú Lộc, JICA sẽ mở rộng công suất thêm 43,000 m3/ngày và cải tạo hệ thống cống bao hiện trạng để nâng công suất phục vụ tại khu vực dọc vịnh Đà Nẵng. Dự kiến đến năm 2030, JICA cũng thay thế các tuyến ống bị hỏng tại khu vực này – theo Người Đưa Tin.

Ngoài ra, trạm áp dụng công nghệ "Lọc nhỏ giọt xử lý sơ bộ (PTF)" có thể được xây dựng ngay trên bể kỵ khí hiện tại của trạm Sơn Trà và Phú Lộc. Đây là công nghệ mới nổi tiếng của Nhật Bản có ưu điểm xử lý ổn định cả vào mùa mưa và mùa khô, chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp, thiết bị xử lý chỉ chiếm diện tích nhỏ và tiêu tốn ít điện năng. Công nghệ này đã được áp dụng thí điểm tại Trạm XLNT Phú Lộc cách đây 2 năm và thủ về kết quả xử lý đạt hiệu quả cao. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến là 3.387 tỉ đồng, trong đó, phần vốn vay của JICA theo chương trình: "Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)" của Nhật Bản là 2.914 tỉ đồng và 467 tỉ đồng là vốn đối ứng của thành phố. Thời hạn trả nợ ODA trong vòng 40 năm. Nếu được phê duyệt, công trình sẽ hoàn thành thi công dự án vào năm 2023.

Gia Lai: Thiệt hại 100 tỷ đồng vì hạn hán

Tỉnh Gia Lai vừa công bố thiên tai do hạn hán, với cấp rủi ro số 1, mức nguy hiểm, hạn hán đã gây thiệt hại gần 100 tỉ đồng, tính đến ngày 10/3. Thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, lượng mưa tại khu vực bắc Tây Nguyên (Gia Lai và Kon Tum) chỉ đạt 50-60% so với trung bình nhiều năm. Hiện tượng El Nino mạnh nhất trong vòng 60 năm khiến mùa khô năm nay ở Gia Lai sẽ kéo dài và tình trạng hạn hán sẽ khốc liệt nhất .

Theo Tổ Quốc, hiện nay, toàn tỉnh có 3.026 ha cây trồng bị hạn, trong đó lúa nước là 844ha, cây cà phê 1769ha, hồ tiêu 413ha, trong đó có nhiều diện tích lúa có nguy cơ mất trắng.  Nhiều hồ thủy lợi trữ nước chỉ còn 10-40%, thậm chí cạn kiệt nguồn nước. Khoảng 2.000 hộ dân hai huyện Krông Pa, Chư Sê thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trước tình cảnh cấp bách, chính quyền phải hỗ trợ kinh phí mua bồn chứa nước, vận chuyển nước sạch từ nơi khác đến để cấp cho dân.

Chấm dứt đầu tư nhà máy xử lý rác thải trên 101 triệu USD

Thanh Niên cho biết UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định chấm dứt chủ trương đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ đốt kết hợp sản xuất điện năng tại xã Đông Nam (H.Đông Sơn, Thanh Hóa) do sau gần 1 năm được chấp thuận đầu tư, Công ty Naanovo Energy INC Canada vẫn chưa hoàn thành các thủ tục, hồ sơ theo quy định và cam kết. Dự án có tổng số vốn hơn 101 triệu USD, do Công ty Naanovo Energy INC Canada làm chủ đầu tư, dự kiến xây dựng nhà máy xử lý rác thải công suất 191.700 tấn rác/năm bằng công nghệ tiên tiến.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương, địa điểm đầu tư dự án này từ tháng 4/2015. Dự án có tổng số vốn hơn 101 triệu USD, do Công ty Naanovo Energy INC Canada làm chủ đầu tư, dự kiến xây dựng nhà máy xử lý rác thải công suất 191.700 tấn rác/năm bằng công nghệ tiên tiến.

Đội bồ câu đeo cảm biến đang theo dõi mức độ ô nhiễm không khí ở London

Tinhte đưa tin Công ty Plume Labs ở Anh đang triển khai chương trình sử dụng bồ câu để đo mức độ ô nhiễm không khí tại thành phố London. Những chú bồ câu này sẽ đeo lên người một "bộ áo" có đính các cảm biến để ghi nhận nồng độ chất độc hại trong không khí ở các nơi mà chú bay qua, bao gồm lượng ozone, các hợp chất lạ, nồng độ CO2... Ngoài ra bộ áo đó còn có GPS nhưng tất cả chỉ nặng có 25g nên không làm ảnh hưởng đến việc bay lượn của chim.

Plume Labs nói thêm rằng đội bay của họ là chim bồ câu đua nên có sức sống cao hơn gấp 3 lần so với chim bồ câu hoang vì chúng được chăm sẵn rất kĩ, có cả bác sĩ riêng. Đội bay đầu tiên đã "cất cánh" hôm qua và nếu ở Anh, bạn còn có thể tweet để yêu cầu @PigeonAir đến kiểm tra không khí xung quanh khu nhà của bạn nữa. Mục tiêu chính của Plume Labs với dự án này không phải là kiếm lợi nhuận mà là để tăng độ nhận biết của người dân về việc ô nhiễm không khí ở London. "Khi nói về ô nhiễm, chúng ta thường nghĩ đến Bắc Kinh và nhiều nơi khác, nhưng cũng có nhiều ngày ở ngay tại London còn ô nhiễm và độc hơn ở Bắc Kinh, đó là sự thật".

Theo Mai Anh (moitruong.com.vn)

Lượt xem : 4914