Vietnamese English
Ô nhiễm môi trường rất dễ bùng phát thành xung đột và bị lợi dụng chuyển thành khía cạnh chính trị

3/8/2017 10:45:00 AM

(VACNE) Đây là nội dung cơ bản tham luận của TS Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch VACNE gửi tới đóng góp cho cuộc Tọa đàm khoa học “Những khía cạnh chính trị trong vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay” do Ban Tuyên Giáo Trung ương tổ chức sáng nay 7/3/2017.

moitruongbien4.jpg

Báo cáo tham luận tập trung vào 2 vấn đề:

1. Một trong những quyền cơ bản của con người là được sống trong môi trường trong lành.Trong khi đó, bản chất của ô nhiễm môi trường là làm mất đi chất lượng vốn có của môi trường tự nhiên nói chung hoặc một số thành phần của môi trường. Tức là cộng đồng của khu vực đó bị tước  mất quyền cơ bản của con người. Và theo tác giả: đây chính là khía cạnh chính trị sâu xa nhất của vấn đề ô nhiễm môi trường.

2. Ô nhiễm môi trường, trong phần lớn trường hợp đều là nguyên nhân gây mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột và thậm chí trở thành “cái cớ”dẫn đến chiến  tranh. Vì thế, để xảy ra ô nhiễm, làm mất an ninh môi trường, một dạng an ninh phi truyền thống, ngày càng được các địa phương và các quốc gia quan tâm, ở tất cả mọi quy mô.. Nó cũng là nguyên nhân gây chia rẽ giữa các “hộ” sử dụng môi trường với nhau và ngay cả trong cùng 1 “hộ”. Ô nhiễm môi trường đang gây mất ổn định xã hội như thực tế đang diễn ra ở khắp mọi nơi.

Theo tác giả: cần phải thự sự quan tâm việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, bắt đầu từ việc phòng ngừa, ngăn chạn, khắc phục hậu quả ô nhiễm,… đến việc đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm. Rất cần chú trọng yếu tố “hồi tố” trong xử lý ô nhiễm môi trường các loại - một nội dung đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 (đôi khi gọi là năm 1994). Nhưng không hiểu vì lý do gì, mà nội dung quan trọng này lại bị các lần sửa đổi sau bỏ mất./.

Văn phòng VACNE

Lượt xem : 1827