Vietnamese English
Ô nhiễm giao thông: Nguy hại đến sức khỏe sinh sản, tuổi thọ

1/20/2016 8:37:00 AM

Các nghiên cứu chỉ ra rằng ô nhiễm giao thông không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản dẫn đến hiếm muộn mà còn làm tăng nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch và dẫn tới bệnh tim hình thành, giảm tuổi thọ.


Mức độ ô nhiễm do các phương tiện tham gia giao thông gây ra tác động trực tiếp lên người đi đường, mang đến những hậu quả không nhỏ cho sức khỏe con người và ngân sách dành cho y tế.
 
Ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thụ thai ở phụ nữ

Ô nhiễm không khí, đặc biệt là do khói bụi giao thông, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thụ thai ở phụ nữ, theo khảo sát mới đây của các nhà khoa học Mỹ được công bố trên tạp chí Human Reproduction - Báo Người Lao Động dẫn nguồn tin nước ngoài cho biết.
 
TS Shruthi Mahalingaiah tại ĐH Y khoa Boston và cộng sự đã khảo sát trên 36.000 phụ nữ, theo dõi họ trong vòng 10 năm và phân tích khả năng việc phơi nhiễm với khói bụi giao thông có kéo giảm cơ hội thụ thai hay không. Qua thời gian này, có 2.500 trường hợp bị ghi nhận hiếm muộn.

Số liệu cho thấy những người sống gần xa lộ khoảng dưới 200 m có tỉ lệ nguy cơ hiếm muộn cao hơn 11% so với những người ở xa hơn khoảng cách này. Nhóm nghiên cho rằng tỉ lệ nguy cơ nêu trên có thể bị xem là nhỏ đối với cá nhân nhưng thể hiện vấn đề lớn về sức khỏe cộng đồng.

Mặt khác, các nhà khoa học ghi nhận tỉ lệ chênh lệch về khả năng mang thai giữa người sống cách xa lộ ít hơn 200 m với người sống xa hơn ở nhóm phụ nữ chưa từng mang thai chỉ khoảng 5%. Tuy nhiên, mức chênh lệch tương tự ở những phụ nữ từng mang thai lên tới 21% và đó là một tỉ lệ đáng kể.

Môi trường ô nhiễm giao thông dễ mắc bệnh tim

Theo một nghiên cứu mới của Tiến sĩ Hagen Kälsch và các đồng nghiệp tại Trung tâm Tim mạch Tây Đức ở Essen được trình bày tại Đại hội EuroPRevent 2013 tại Rome cho thấy rằng: Đối với những người thường xuyên phải tiếp xúc với những hạt mịn (PM) do ô nhiễm giao thông gây ra trong một thời gian dài sẽ dễ làm tăng nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch và dẫn tới bệnh tim hình thành.

Các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ Heinz Đức Nixdorf gồm có 4814 người tham gia. Họ đã sử dụng các bản đồ đường phố để tính toán xem lưu lượng người tham gia giao thông và các mô hình vận chuyển hóa học để tính toán việc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm và kiểm tra xác nhận để đo tiếng ồn giao thông. Mục đích này xuất phát từ thực tế muốn tìm hiểu xem liệu rằng có một sự liên kết nào từ nhữngô nhiễm tiếng ồn (âm thanh) hay môi trường tác động tới bệnh tim hay không?

Thông qua việc sử dụng các hình ảnh chụp cắt lớp để đo mức độ vôi hóa mạch trong các động mạch chủ ngực, trong đó có thể thấy mức độ xơ vữa động mạch. Những kết quả cho thấy: Thường xuyên tiếp xúc với những nơi giao thông đông đúc có liên quan với mức độ tăng của vôi hóa động mạch chủ trong 4238 người tham gia nghiên cứu. Mức độ vôi hóa tăng 20.7% khi các hạt mịn tăng 2.4micromet và tăng 10% khi tải trọng nặng là 100.

Tiến sĩ Kälsch xác nhận rằng cả hai nguyên nhân tiếp xúc với hạt mịn do ô nhiễm không khí và tiếng ồn của giao thông đường bộ đều có liên quan đến bệnh xơ vữa động mạch cận lâm sàng. Hai loại tiếp xúc với PM ô nhiễm không khí cũng như tiếng ồn giao thông đường bộ có liên quan đến xơ vữa động mạch cận lâm sàng. Tiếng ồn giao thông và hạt mịn PM được cho là làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch bằng cách tác động thông qua con đường sinh học và gây ra sự mất cân bằng trong hệ thống thần kinh tự trị.

Tất cả các chất gây ô nhiễm không khí, bao gồm carbon monoxide (CO), nitơ đioxit (NO2), lưu huỳnh dioxit (SO2), và vật chất (đo như PM10) hạt có liên quan với tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, trừ ozone (O3).

Bệnh tim mạch thật sự có mối liên hệ tới ô nhiễm môi trường, nếu như không phòng chống một cách hiệu quả cũng như tạo ra cách biện pháp ngăn ngừa tác động này, thì tỉ lệ gia tăng người mắc bệnh tim sẽ ngày càng cao. Tuy nhiên, với những hi vọng mới đây, chắc chắn những nhà nghiên cứu của chúng ta sẽ tìm ra cách phòng chống ảnh hưởng này một cách sớm nhất.

Ô nhiễm giao thông làm giảm tuổi thọ

Nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí do giao thông tại các thành phố lớn ở Châu Âu đã làm giảm tuổi thọ của người dân – theo Greentalk.vn. Các chuyên gia và nhà khoa học châu Âu, dưới sự điều phối của Viện Theo dõi Y tế quốc gia Pháp, sau 3 năm nghiên cứu đã đưa ra những con số tổng kết đáng báo động về tình hình ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe con người.

Ô nhiễm không khí đang ngày trở nên trầm trọng. Trong đó, hoạt động giao thông là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm bụi tại thành phố. Với những kết quả có được, các chuyên gia nhấn mạnh, ô nhiễm không khí do giao thông tại các thành phố lớn ở Châu Âu đã và đang tác động trực tiếp đến cuộc sống và tuổi thọ người dân.

Tại Pháp, tuổi thọ trung bình tại 9 thành phố lớn của nước này mỗi năm có khoảng 3.000 trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí. Marseilles (ở phía Nam nước Pháp) là thành phố bị ô nhiễm nặng nhất, tiếp đến là các thành phố Lille, Paris, Strasbourg…

Trong số 25 thành phố được nghiên cứu, chỉ có thủ đô Stockholm của Thụy Điển là có mức ô nhiễm thấp nhất, dưới mức quy định chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bucarest (Rumani) và Budapest (Hungary) là hai thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất tại Châu Âu.

Qua nghiên cứu, các chuyên gia cho biết, những người sống ở gần sát những trục giao thông chính cũng bị gia tăng nguy cơ mắc các bệnh kinh niên.

Tại 10 thành phố Châu Âu, 15% trường hợp trẻ em bị hen xuyễn là do ảnh hưởng của giao thông đô thị. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, từ những năm 90 đến nay, do quy định chặt chẽ hơn, lượng dioxyt lưu huỳnh (SO2) đã giảm gần 66% trong không khí. Điều này cũng giúp ngăn ngừa được hàng nghìn trường hợp bị chết sớm ở các thành phố lớn.

Theo các nhà khoa học, tại những thành phố lớn mà không khí có mức độ ô nhiễm dưới mức quy chuẩn của WHO, tuổi thọ trung bình có thể kéo dài thêm 22 tháng đối với những người trong độ tuổi từ 30 trở lên. Đặc biệt, nếu ô nhiễm không khí vượt quá mức quy định thường gây nhiều tốn kém, trong đó có chi phí chữa trị bệnh tật.

Theo Quy chuẩn của WHO, không khí bị ô nhiễm khi có mật độ phân tử siêu mịn vượt qua ngưỡng 10 microgramme/1m3 trung bình cả năm. Phân tử siêu mịn có đường kính dưới 2,5micron. Phân tử siêu mịn có thể xâm nhập sâu vào phổi, qua các đường hô hấp. Phân tử siêu mịn được tạo ra trong quá trình đốt nhiên liệu. Tại những thành phố lớn, khói xe hơi, đặc biệt là xe chạy diesel, tạo ra 1/3 tổng lượng phân tử siêu mịn.

Theo Mai Anh (moitruong.com.vn)

Lượt xem : 2416