Trên thế giới không thiếu những sáng kiến hay ý tưởng bảo vệ môi trường độc đáo nhưng độc nhất vô nhị như ở Indonesia, Kenya hay Mexico thì đúng là bài học cho nhiều nước trên thế giới.
Thông thường khi bước vào một nhà hàng ăn uống, bạn sẽ cần kiểm tra ví tiền của mình còn nhiều hay không, nhưng đến với nhà hàng Methane Gas nằm ở Semarang, Indonesia thì tiền mặt hay thẻ visa, thẻ thanh toán gì cũng đều trở thành thứ vô giá trị, ở đây chỉ nhận thanh toán
đồ ăn bằng rác.
Khác với nhiều nhà hàng khác phải chọn vị trí bắt mắt, hút khách, trang trí nhà hàng đẹp tinh tế, thì nhà hàng Methane Gas có vị trí “đắc địa” ngay cạnh
bãi rác Jatibarang, nơi những người dân sống trong vùng thường đến để nhặt rác bằng nhựa hoặc kính để đem bán lấy tiền kiếm sống.
Nhà hàng kỳ lạ được xây dựng bởi cặp vợ chồng Sarimin và Suyatmi, có "thâm niên" 40 năm nhặt rác nên hiểu được nỗi vất vả của những người đi
thu gom rác kiếm tiền, mỗi ngày chỉ kiếm được chưa đến 25 USD nhưng phải trang trải rất nhiều chi phí cho cuộc sống.
Hai vợ chồng đã quyết định mở ra nhà hàng với mong muốn giúp đỡ phần nào cho người nghèo. Đây là nơi những người dân sống trong vùng thường đến để
nhặt rácbằng nhựa hoặc kính để đem bán lấy tiền kiếm sống.
Nhà hàng sẽ hoạt động giống như nơi thu gom rác, đến với nhà hàng, thực khách không cần mang tiền mặt đến ăn mà sẽ dùng chính
chất thải tái chế họ vừa nhặt được để trao đổi. Nhà hàng sẽ cân rác, tính giá trị rồi trừ vào tiền ăn và trả lại tiền thừa nếu có. Nhà hàng có đủ chỗ cho 30 người cùng lúc, đồ ăn đơn giản gồm cá, súp rau, cơm, trứng luộc cùng một số món truyền thống.
Việc làm này không chỉ góp phần giảm thiểu
rác thải và hỗ trợ được cho những người nghèo mà thu nhập của hai vợ chồng Sarimin cũng tăng lên gấp đôi. Việc làm tuyệt vời có lợi cho cả người cho và người nhận, khiến cho mọi thứ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc, một việc làm nhỏ nhưng những điều tốt đẹp thật lớn lao, đáng cho bất kỳ ai trong chúng ta học hỏi.
Đổi rác lấy thực phẩm
Đổi rác lấy thực phẩm. “Đó là ý tưởng lạ thường” - bà Debrah, một cư dân của thành phố Kibera (Kenya), thốt lên khi mô tả về nhà bếp cộng đồng. Nhà bếp này hoạt động cách nay hơn bốn tháng theo một công thức rất lạ: bạn mang rác đến đây và được phép dùng rác để làm chất liệu đun nấu tại bếp.
Chương trình do Chương trình môi trường LHQ (UNEP) tài trợ trị giá 10.000 USD. Khoảng 50 bạn trẻ thất nghiệp trong khu vực được chọn đi thu gom rác hai lần mỗi tuần với giá tiền công khoảng 20.000 đồng (tính theo giá trị tiền Việt Nam) mỗi lần. Rác sau đó được phân loại để chia ra thứ bán được và thứ sẽ dùng phơi khô để làm chất đốt cho nhà bếp cộng đồng.
Nhà bếp cộng đồng có thể tiêu thụ 500kg rác mỗi ngày. Số rác nhiên liệu này có thể đun nấu nước nóng pha trà, nấu thức ăn, nước nóng để bán. Những người đi nhặt rác như thế không chỉ làm sạch môi trường sống trong khu vực mà còn kiếm thu nhập đủ sống. Bản thân họ cũng ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường. Chương trình này sắp tới sẽ được áp dụng ở nhiều khu đô thị ổ chuột tại Kenya.
Phiên chợ đổi rác lấy đồ ăn ở Mexico
Chợ Mercado de Trueque là một trong những “sáng kiến xanh” được chính quyền thành phố Mexico City khởi xướng vài năm trở lại đây với mục đích dọn sạch thành phố. Được biết, đây là thành phố từng bị coi là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Với dân số 20 triệu người, ước tính thải ra khoảng 12.000 tấn rác/ngày. Và chính quyền thành phố đóng cửa bãi rác lớn nhất Mỹ Latinh vào cuối năm 2011, đây cũng là một trong những bãi rác ngoài trời lớn nhất thế giới.
Trong biết bao cách làm sạch thành phố, Thủ đô Mexico đã tìm ra một phương án khá hay: Đổi rác lấy một loại “tiền” để mua lương thực hay vật dụng cần thiết nào đó. Biện pháp có vẻ khá hữu hiệu và gợi lên được ý thức bảo vệ môi sinh ở từng người dân Mexico.
Phiên chợ Mercado de Trueque bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2012 và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của dân chúng. Ngay trong ngày đầu tiên “khai trương” họ đã bán rác và mang về được gần ba tấn nông sản. Dần dần, những phiên chợ như thế được tổ chức định kỳ hàng tháng. Một “khu chợ trao đổi”, gần như là một loại chợ “đồng nát” được hình thành. Mỗi người đến đây đều mang theo rác có thể tái chế được, xếp hàng dài để đến lượt mình bán rác.
Chú bảo vệ nghèo đổi rác thành gạo tặng người dưng
“Sáng nào tôi cũng tranh thủ thức dậy thật sớm để đi nhặt ve chai dọc theo bờ sông Vàm Thuật. Phải thức sớm mới đi được xa, nhặt được nhiều, rồi 7g quay về lại chốt bảo vệ để vào ca trực. Mà tôi nhặt ve chai cũng đâu phải cho tôi đâu cô ơi” - chú bảo vệ Nguyễn Hoàng Vũ (58 tuổi) khu phố 8 (phường 5, quận Gò Vấp, TP. HCM) già hí hửng giới thiệu về “nghề tay trái” của mình.
Một ngày của chú Vũ bắt đầu từ 5g30 sáng với tách trà nóng rồi lại vất vả vác theo đồ nghề bao gồm: túi đựng và gậy gắn nam châm đi dọc theo các con đường ngõ hẻm ở khu phố 8. Đến khoảng 7g chú trở về chốt dân phòng để chuẩn bị vào ca trực. “Góp gió thành bão”, mỗi năm 3 lần vào các dịp đặc biệt: 30/4, rằm tháng 7 và Tết nguyên đán chú gom góp ve chai cho vào xe đẩy mang ra đại lí thu mua. Số tiền thu được chú dùng tất cả để mua gạo cho những hộ gia đình khó khăn trong khu phố.
“Tôi coi đây như việc tập thể dục buổi sáng, nếu có khác thì có phần cực nhọc hơn một chút mà thôi. Nhiều khi mở bọc rác để tìm ve chai là mùi thối xộc lên, rồi thức ăn ôi thiu bốc hơi chịu không nổi. Tay tôi thì mò tìm xem có gì bán được, còn mặt thì xoay qua chỗ khác để tránh mùi. Việc bắt gặp con mèo, con chuột chết xem như là chuyện thường ngày. Cũng có trung tâm y tế gần đó thương tình tặng cho bao tay với khẩu trang, nhưng mình xuất thân lao động tay chân, đâu có quen xài”.
“Mỗi tháng tôi thu về 2,2 triệu đồng từ công việc bảo vệ dân phố. Nhưng nhờ sinh hoạt luôn tại đây nên khỏi tốn tiền thuê nhà, bà con xung quanh thương tình cũng hay cho gạo, nước mắm, tôi gói ghém sinh hoạt nên cũng đủ chi tiêu”. Tính ra mỗi năm 3 lần bán ve chai thu về hơn 3 triệu đồng, một năm vị chi khoảng 10 triệu đồng. Vậy trong suốt 5 năm qua, chú Vũ ngót nghét đã thu về cho “nghề tay trái” lên đến 50 triệu đồng.