Vietnamese English
Những phép màu của Tự nhiên. Bài 2: Hiệu ứng Mandela

3/29/2018 7:43:00 PM

(VACNE) - Trong khi Déja vu hay Giấc mơ Tiên tri là nói về cảm nhận chính xác những hiện tượng sẽ xảy ra trong tương lai, thì hiệu ứng Mandela lại nói về những cảm nhận sai lầm về quá khứ.

 
 
 Nguyễn Đình Hòe,  VACNE

 

 Rất nhiều người có các ký ức sai lệch một về một người hoặc một sự kiện đã xẩy ra trong quá khứ. Thuật ngữ ‘Hiệu ứng Mandela’ được đưa ra lần đầu tiên bởi Fiona Broome vào năm 2010, khi cô tham gia Hội thảo tại thành phố Atlanta, Mỹ. Tại đây, cô nhận thấy, rất nhiều người khăng khăng tin rằng tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã qua đời khi bị giam giữ trong nhà tù Nam Phi vào những năm 1980.Hiện tượng bí ẩn này được gọi là hiệu ứng Mandela (i).

 

Về cơ bản, Hiệu ứng Mandela đề cập đến một hiện tượng trong đó một lượng không ít người có cùng một loại ký ức sai lệch, nhưng hình thành một cách độc lập, về các sự việc xảy ra trong quá khứ. Một số cho rằng ký ức sai lệch này tồn tại ở những vũ trụ song song và nó tràn vào bộ não chúng ta từ đó. Cũng có người cho rằng đây là sự thất bại tất nhiên của ký ức tập thể.

Hiện tượng cụ rùa Hồ Gươm tuân thủ hiệu ứng Mandela

Nhiều nhà sinh học chứng minh rằng không nên gọi Rùa Hồ Gươm là rùa, mà phải gọi là ba ba lớn hay giải. Ở Trung Quốc, loài này được gọi là ban miết hay lại đầu ngoan (ba ba chốc đầu), và loại giải da trơn có vỏ mai mềm (miết, ngoan) này không được xếp vào hàng tứ linh của các loài Long, Lân, Quy, Phụng vì nó không phải là Quy về mặt danh xưng. Ông Douglas Hendri, giám đốc Chương trình Bảo tồn rùa châu Á đã làm xét nghiệm ADN “rùa” Đồng Mô tại Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật – Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam - và kết quả xét nghiệm cho thấy “rùa” Đồng Mô cùng loài với “rùa” Hồ Gươm, cùng loài Rafetus swinhoei với cả hai con giải hiện đang được nuôi dưỡng trong vườn thú ở Trung Quốc.

Tuy nhiên bất kể chứng cứ khoa học, rất đông công chúng và nhiều nhà khoa học vẫn tin rằng cụ Giải Hồ Gươm là rùa như trong truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho thần Rùa tại Hồ Gươm.

Trong lĩnh vực Thiên nhiên môi trường, còn nhiều “ngộ sự môi trường” như vậy, tạo ra sự lẫn lộn giữa niềm tin cổ tích và dữ liệu khoa học. Sự thất bại của ký ức tập thể hay hiệu ứng Mandela liệu có ích gì cho công tác Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường (ii).

Chú thích

(i). https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/di-tim-loi-giai-cho-hieu-ung-mandela-bi-an-ton-tai-mot-vu-tru-song-song.html

(ii). “Ngộ Môi trường” với những phản hồi có hậu – VACNE.  www.vacne.org.vn/“ngo-moi-truong”-voi-nhung-phan-hoi-co-hau/27966.html

 

Lượt xem : 1925