Vietnamese English
Những kỳ quan trong thế giới động vật

2/24/2010 7:49:00 PM

Không chỉ loài người mới xây dựng nên những kỳ quan, thế giới động vật cũng tạo ra những công trình kiến trúc khổng lồ: những tổ mối vĩ đại, mạng nhện siêu lớn, siêu tổ chim.

 


Bên cạnh những công trình kiến trúc vĩ đại của loài người, kể cả từ thời cổ đại cho tới ngày nay, thế giới loài vật cũng có những công trình kiến trúc của riêng mình rất đáng kinh ngạc.

Từ những đường ngầm trong lòng đất của một tổ kiến có thể dài hơn cả Vạn lý trường thành của Trung Quốc tới những tổ mối có độ cao so với cơ thể chúng, thì gần gấp hai lần chiều cao tòa tháp cao nhất thế giới hiện đại là Burj Dubai, từ những chuỗi mạng nhện lớn nhất tới đập nước dài nhất của loài hải ly, đó cũng có thể coi là những kỳ quan của thế giới hiện đại.

Những kẻ dịch chuyển Trái Đất

Những tổ mối khổng lồ cao tới 7,5m

Những chú mối là một trong những sinh vật kỳ lạ nhất trên Trái Đất. Trong một tổ mối, những con mối chúa có kích cỡ gấp 30 lần mối thợ, mối lính và chúng cũng đẻ tới 30 trứng mỗi phút nhằm duy trì được đế chế của mình.

So sánh với kích cỡ của mình, loài mối đã thực sự xây dựng được một công trình kiến trúc lớn nhất trong vương quốc loài vật. Những sinh vật có kích cỡ khoảng 12cm này có thể xây dựng những tháp mối nặng hàng trăm tấn, cao tới 7,5m, có đường kính khoảng 12m.

Không chỉ có đào lên trên, chúng có thể tạo một vương quốc ngầm sâu tới gần 70m trong lòng đất.

Những kiến trúc sư của loài chim

Những siêu tổ chim có thể chứa tới 400 con chim sẻ

Với đặc tính xã hội loài cao, loài chim sẻ thuộc họ Plocedae, thường sống ở châu Phi và châu Á, là một trong những loài vật thân thiện nhất trên bầu trời.

Bằng cách cóp nhặt những vật liệu từ đủ nơi, chúng đã xây dựng những cái tổ đẹp đẽ và vô cùng độc đáo, quả thực như một căn hộ của loài người.

Thay vì xây những cái tổ độc lập, khoảng gần 300 đôi chim sẻ cùng nhau xây dựng một siêu tổ, với chiều rộng tới 6m, cao 2,5 m, với từng phòng cho mỗi cặp đôi. Đây quả thực là một tổ chức quy củ và phức tạp của một loài chim bé nhỏ.

Những kẻ đào đường ngầm kỳ bí trong lòng đất

Mặc dù có hình dạng xấu xí, nhưng chuột chũi có tổ chức xã hội rất cao như loài ong, kiến.

Loài chuột chũi không lông thường sống ở châu Phi, vẫn hay bị gọi một cái tên, dễ gây ra nhầm lẫn - "những chú chó con của cát", nhưng cũng gợi lên rằng, những chú thợ đào đất này rất dễ thương và thân thiện.

Tuy nhiên, chuột chũi là một trong số những loài thú có vú có tổ chức xã hội độc đáo, cao cấp. Kiểu tổ chức này thường thấy ở những tổ chức sinh vật lớn như kiến, mối, ong vò vẽ.

Một quần thể chuột chũi thường có 100 con sống với nhau dưới lòng đất, nơi chúng đào những đường hầm liên thông dài dặc. Đặc điểm giúp chúng không nuốt đất, chất bẩn là do hàm răng lớn đặc biệt nằm ở phía đằng trước môi.

Siêu nhân khám phá lòng đất

Tổ kiến vĩ đại được khám phá dài tới 60400km.

Đàn kiến lớn nhất được khám phá, nằm ở châu Âu, có tổ dài hơn 6.400 km, với số lượng hàng tỉ con.

Chắc hẳn mọi người mới chỉ chú ý đến kiến ở khả năng mang vác mạnh mẽ: có thể mang những vật nặng gấp nhiều lần trọng lượng cơ thể; nhưng mọi người hầu như đều quên việc nhìn vào các cấu trúc ngầm mà chúng xây dựng.

Tổ kiến trên hình có diện tích là 46m2, có chiều sâu tới 7,5m và cần đào bỏ đi khoảng 40 tấn đất hoặc chất bẩn.

Thợ xây dưới nước độc nhất

Những chiếc tổ được xây từ mọi thứ chúng nhặt được.

Không giống như những loài động vật thú vị và công trình kiến trúc của chúng đã kể trên đây, loài bọ cánh lông không xây dựng những siêu cấu trúc hoành tráng. Ngược lại, chúng làm những công trình bé trong thời gian khoảng một phút, nhưng lại ấn tượng sâu sắc.

Các con bọ cánh lông sử dụng bất kỳ vật liệu nào sẵn có, từ cát hay những con ốc để bồi đắp nên một công trình dưới nước khá hoàn hảo: những chiếc vỏ di động. Nó giúp chúng bảo vệ mình cũng như là nơi trú ngụ trong thời kỳ phát triển.

Cuối cùng, chúng đủ lớn, bơi lên mặt nước, nơi nó trút bỏ công trình kiến trúc độc đáo của mình, vẫy cánh bay đi.

Đập nước của hải ly dài nhất trên thế giới

Đập nước do các gia đình hải ly xây dựng.

Kỷ lục thế giới về đập nước do hải ly xây dựng, được ghi nhận, có chiều dài khoảng 800m và đã tồn tại qua một thế kỉ.

Từ hình ảnh thu được của máy không báo, mọi người phát hiện ra rằng có ít nhất hai gia đình hải ly cùng làm việc để xây dựng nên con đập. Chúng ngồi sát với nhau từng con một và làm việc cật lực.

Lý do khiến các chú hải ly phải xây đập, đó là do đặc điểm tự nhiên của vùng đất ẩm, những đập nước dài giúp ngăn được dòng mở rộng của nước.

Mạng nhện lớn nhất trên thế giới

Mạng nhện có kích thước tới 182m

Có hàng nghìn con nhện đến từ 12 loài khác nhau đã cùng xây dựng một lưới nhện khổng lồ, mở rộng tới hơn 182m. Hành vi này của chúng rất bất thường, vì hàng ngày chúng phải chiến đấu trong lãnh thổ và với con mồi, xây dựng những mạng nhện độc lập.

Tuy nhiên, theo báo cáo, do mưa rào làm cho lượng sâu bọ có thể ăn được dồi dào hơn; chính vì thế mà các con nhện chọn cách hợp tác để cùng nhau thu hoạch món lợi trời cho này, như một sự thích nghi tiến hóa.

Thêm một ngoại lệ nữa, nhện không chỉ tạo nên lưới nhện một lần mà có thể làm lại ba lần nếu do mưa, gió phá hỏng.

Mạnh Thắng (tổng hợp)

(Đất Việt, 24/2/2010)

Lượt xem : 2771