Chiến dịch phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Cổng Thông tin Nhân đạo Quốc gia 1400, Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chiến dịch nhắn tin “
Nước ngọt và sinh kế cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn” từ ngày 07/4 đến ngày 05/6/2016; Soạn tin: NC gửi 1407; giá trị 14.000đ/1 tin nhắn – theo VFEJ.
Tiền Giang mất hơn 104 tỷ đồng vì khô hạn và xâm nhập mặn
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng, thiên tai hạn mặn trong mùa khô 2016 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân địa phương. Thống kê sơ bộ, đến đầu tháng Năm, tổng thiệt hại là trên 104 tỷ đồng, trong đó lớn nhất là cây lúa với gần 3.900ha lúa Đông Xuân bị chết do khô hạn và
xâm nhập mặn, thiệt hại trên 87 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang, từ đầu mùa khô 2016 đến nay, địa phương đầu tư 9 tỷ đồng đắp 600 đập tạm; 20,8 tỷ đồng tổ chức 728 điểm bơm chuyền hai, ba cấp ứng cứu trà lúa Đông Xuân các huyện, thị nội đồng vùng dự án ngọt hóa Gò Công. Ngoài ra, còn hỗ trợ 4 huyện, thị vùng
thiên tai như Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, thị xã Gò Công 1,6 tỷ đồng mua sắm phương tiện phục vụ bơm tát chống hạn – theo VietnamPlus.
Cà Mau đầu tư 1.300 tỷ đồng xây đê ngăn nước biển dâng
Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau cho biết, căn cứ vào Tờ trình về việc xin kinh phí đầu tư phát triển Dự án xây dựng đê biển Đông nhằm thích ứng với
biến đổi khí hậu và nước biển dâng của tỉnh Cà Mau, Chính phủ đã đồng ý về mặt chủ trương đầu tư xây dựng đê biển Đông với tổng nguồn vốn lên tới 1.300 tỷ đồng. Dự án bắt đầu từ năm nay và sẽ tiếp tục triển khai vốn hàng năm cho tới khi hoàn thành. Tỉnh Cà Mau hiện có bờ biển chiều dài lên tới 254km, bao gồm biển Đông và biển Tây – theo VietnamPlus.
Riêng đê biển Đông có chiều dài là 100km. Đê biển Tây đã được đầu tư xây dựng từ những năm 90 nhưng đê biển Đông chưa được xây dựng. Theo báo cáo từ cơ quan chức năng, đê biển Đông có tổng diện tích 130.000ha đất sản xuất; trong đó, có 260.000 hộ dân đang sinh sống. Dự án đầu tư xây dựng đê biển Đông tỉnh Cà Mau sẽ kéo dài nhiều năm; trong đó, nhiều hạng mục công trình được quan tâm xây dựng sớm, bao gồm đê biển, trồng rừng phòng hộ, di dời dân, khu tái định cư, tổ chức sản xuất nhằm ổn định đời sống cho hàng trăm ngàn hộ dân cũng thích ứng với với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Hỗ trợ 8 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng lớn vì hạn mặn
Bộ Tài nguyên & Môi trường đã quyết định hỗ trợ 8 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng lớn của đợt hạn hán vừa qua gồm: Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cà Mau và 5 tỉnh Tây Nguyên, mỗi tỉnh được hỗ trợ 500 triệu đồng để giải quyết ngay nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt cho người dân vùng hạn, nhiễm mặn – theo VietnamPlus.
Ngành tài nguyên và môi trường cung cấp thông tin, bản đồ phân bố nước ngọt dưới đất, hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị; thành lâp Tổ công tác hỗ trợ kỹ thuật các địa phương trong việc tìm kiếm nguồn nước sinh hoạt phục vụ chống hạn và xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, đồng thời yêu cầu Quỹ môi trường hỗ trợ tài chính các địa phương giải quyết nhu cầu
nước sinh hoạt cho nhân dân vùng bị hạn hán.
Việt Nam thuộc nhóm nước có chất lượng không khí 'đội sổ' thế giới
Theo bảng thống kê EPI 201, Việt Nam có chất lượng không khí xếp thứ 170/180 với chỉ số EPI là 54,76 điểm và nằm trong tốp 11 quốc gia có chất lượng không khí thấp nhất thế giới. EPI là chỉ số Năng lực quản lý môi trường, đánh giá sự hiệu quả trong hoạt động
bảo vệ môi trường của các quốc gia, được các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale, Mỹ, xếp hạng hai năm một lần.
Gia Đình Việt Nam cho biết năm 2016, các nhà khoa học Mỹ xếp hạng Seychelles là quốc gia có không khí sạch nhất thế giới. Theo thống kê EPI năm 2016, quốc đảo Seychelles gồm 115 hòn đảo ở phía tây Ấn Độ Dương có chất lượng không khí đạt 98,24 điểm, đứng đầu danh sách 180 quốc gia, theo sau là Trinidad và Tobago (97,2 điểm) và Maldives (97,1 điểm).
Người Trung Quốc lại đổ xô đi mua không khí sạch đóng lon
Những ảnh hưởng gây suy giảm môi trường đã mang đến nhiều vấn đề nghiêm trọng đe dọa sự tồn vong của nhân loại, nhưng cũng đem lại những cơ hội lạ lùng cho những doanh nghiệp có óc sáng tạo. Tờ Shanghaiist đưa tin nửa đùa nửa thật rằng trong khi Trung Quốc đang có ý định mua toàn bộ sữa sản xuất tại Australia cùng 1% đất đai của quốc gia này, thì người tiêu dùng Trung Quốc dường như chỉ hứng thú với bầu không khí ở đây. Mỗi lon chỉ cung cấp đủ không khí cho khoảng 130 lần hít thở sâu. Một người trung bình thực hiện khoảng 17.280 tới 23.040 lượt thở một ngày. Điều đó có nghĩa là mỗi ngày họ phải dùng tới 176 lon không khí sạch.
Đó là lý do hai doanh nhân đến từ Sydney đã đưa ra sản phẩm "không khí Australia" trong lành và sạch sẽ được đóng lon với mức giá 91 nhân dân tệ (khoảng 14 USD) một chai. John Dickinson và Theo Ruygrok đang cung cấp cho thị trường Trung Quốc một loạt các loại lon khí sạch với "hương vị" khác nhau, lấy từ những nơi như núi Blue, Bãi biển Bondi, thung lũng Yarra, New Zealand và Tasmania. Nếu bạn thích không khí có vị mặn, hãy chọn bãi biển Bondi. Còn nếu thích mùi gỗ đàn hương nhẹ nhàng, hãy chọn hương núi Blue – theo VietnamPlus.