Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu. Trong các loại thiên tai, bão và lũ là lụt là thường xuyên và nguy hiểm nhất. Gây thiệt hại nặng nề về tài sản và người mỗi năm.
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Koos Neefjes, cố vấn chính sách về biển đổi khí hậu của UNDP tại Việt Nam, cho rằng sự gia tăng các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt, cực đoan là thách thức lớn nhất đối với Việt Nam trong việc ứng phó biến đổi khí hậu
Ông đánh giá thế nào về Báo cáo của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và Biến đổi khí hậu?
Báo cáo của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu là một báo cáo khoa học thực sự với sự tham gia của nhiều nhà khoa học từ các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam.
Chúng tôi tin tưởng rằng đây là một báo cáo quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách, báo cáo chỉ rõ những lĩnh vực ưu tiên mà Việt Nam cần cải thiện, dựa trên phân tích chuyên sâu những gì Việt Nam đã làm và cần làm để giảm thiểu rủi ro, nhất là khi cực đoan khí hậu ngày càng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu.
Ông Koos Neefjes - Chuyên gia về biến đổi khí hậu của UNDP tại Việt Nam
Người nghèo là đối tượng có mức độ phơi bày trước hiểm họa và tính dễ bị tổn thương cao. Làm thế nào để đảm bảo người nghèo vẫn được bảo vệ một cách công bằng?
Người nghèo là đối tượng có mức độ phơi bày trước hiểm họa và dễ bị tổn thương của biến đổi khí hậu. Vì thế để giảm rủi ro, chúng ta cần xóa đói giảm nghèo là việc làm quan trọng nhất.
Bản thân những người nghèo họ vẫn chưa lường hết được những hiểm họa, nguy hiểm của biến đổi khí hậu từ những việc làm nhỏ nhất của chính bản thân họ. Cần có những biện pháp tăng cường mạng lưới bảo trợ và chăm sóc xã hội cho người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương khác.
Các chương trình tái định cư người nghèo ra khỏi những nơi bị phơi bày trước hiểm họa là cần thiết. Các biện pháp tăng cường sinh kế của người nghèo để họ giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và giảm tính dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu và các hiện tượng cực đoan.
Hàng năm Việt Nam phải chịu từ 6 đến 7 cơn bão
Ở Việt Nam, khu vực nào chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu thưa ông?
Tất cả vùng khí hậu ở Việt Nam đều chịu những ảnh hưởng nhất định từ biến đổi khí hậu, trong đó, ĐBSCL là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Khu vực ven biển miền Trung và vùng núi cũng bị phơi bày trước nhiều rủi ro và những rủi ro này ngày càng tăng lên.
Người nghèo thường hưởng lợi ít từ nền công nghiệp, trong khi rác thải, khí thải lại là sản phẩm của nền công nghiệp. Theo ông các doanh nghiệp cần làm gì để thể hiện trách nhiệm với xã hội? Làm thế nào để cơ quan quản lý thực hiện tốt vai trò giám sát của mình?
Ngành công nghiệp gây ra ô nhiễm và cũng tạo ra một phần quan trọng của các loại khí nhà kính, nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Người nghèo phải chịu hậu quả của ô nhiễm không khí và nguồn nước, cũng như các thiên tai liên quan đến khí hậu. Sản xuất cần phải sạch hơn và sử dụng năng lượng hiệu quả tại Việt Nam, có nghĩa rằng các quy định về môi trường đã có cần phải được áp dụng và thực thi hiệu quả hơn..
Ngoài ra, giá điện, than, và các sản phẩm dầu khí là thấp ở Việt Nam so với các nước khác và giá cao hơn, thậm chí là một "thuế carbon" về việc sử dụng than đá, sản phẩm khí và dầu khí sẽ là một động lực quan trọng để làm cho sản xuất năng lượng hiệu quả hơn và gây ô nhiễm ít hơn.
Giải quyết vấn đề Biến đổi khí hậu là trách nhiệm toàn cầu, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Về đề xuất chống biến đổi khí hậu đã có và ghi rõ trong nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và là một hiệp ước quan trọng là buộc các quốc gia phát triển giảm phát thải khí nhà kính.
Theo quan điểm của tôi, Nghị định thư Kyoto không phải là một rào cản đối với sự phát triển của các quốc gia đã phát triển. Ngay cả một số các quốc gia dầu khí có thể thấy rằng tương lai của năng lượng sẽ có thể khác quá khứ và cũng đã bắt đầu đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Ví dụ, giá thành lắp đặt sản xuất điện mặt trời năng lượng mặt trời hiện tại cạnh tranh được với giá điện đốt than theo một loạt các trường hợp khác nhau. Việt Nam cần khẩn trương xem xét thúc đẩy đầu tư vào năng lượng mặt trời, vì Việt Nam sẽ phụ thuộc vào lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào Việt nam thay vì phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu!
Xin cảm ơn ông!
Theo Nguyễn Dũng (Một Thế Giới