Vietnamese English
Ngày Quốc tế phòng chống và giảm nhẹ thiên tai: Nhìn lại những con số

10/14/2017 8:42:00 AM

Nhân Ngày Quốc tế phòng chống và giảm nhẹ thiên tai (13/10), MTX xin điểm lại những con số khiến chúng ta phải giật mình về thiệt hại do thiên tai gây ra trên toàn thế giới. Nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro do thiên tai gây ra, khung hành động Sendai có thời gian thực hiện trong 15 năm (2015-2030) tập trung quản lý những rủi ro ngay từ khi chưa xảy ra.

 Nhìn lại những con số


Theo thống kê, năm 2016, thiên tai đã làm 264 người chết và mất tích; 5.431 nhà bị đổ, sập, trôi, 364.997 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 828.661 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; hàng triệu mét khối đất đá giao thông, thủy lợi bị sạt lở, bồi lấp; 115km đê, kè, 938km kênh mương, 122km bờ sông, bờ biển bị sạt lở... Tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 39.726 tỷ đồng.


Trong năm 2016, thiên tai đã gây tổng thiệt hại gần 40.000 tỷ đồng. Đây là con số kỷ lục thiệt hại so thiên tai gây ra. Từ đầu năm 2017 đến nay, thiệt hại từ thiên tai cũng xấp xỉ 50% của năm 2016. Tính chung trong 20 năm gần đây, thiên tai đã làm chết, mất tích khoảng 10.800 người; thiệt hại về GDP bình quân hàng năm 20.000 tỷ đồng (chiếm 1 - 1,5% GDP).

Theo số liệu từ tổng cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2017, thiên tai làm 27 người chết và mất tích, 30 người bị thương; 5,9 nghìn ngôi nhà bị ngập, sạt lở, tốc mái; 7,6 nghìn ha lúa và 3,8 nghìn ha hoa màu bị ngập, hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại trong 6 tháng đầu năm 2017 ước tính hơn 433 tỷ đồng.

Trên phạm vi toàn thế giới, theo ước tính của Hãng bảo hiểm Swiss Re (Thụy Sĩ), tổng thiệt hại kinh tế từ thiên tai trong nửa đầu năm 2017 là 44 tỉ USD, giảm 62% so với nửa đầu năm 2016, trong đó những tổn thất lớn nhất là do dông bão.

10 thảm họa thiên tai gây thiệt hại nhất về người

Năm 1908, một trận động đất mạnh 7,5 độ Richter xảy ra ở Mesina, Sicily, Italy. Theo ước tính, khoảng 120.000 người thiệt mạng trong vụ động đất.

Ngày 22/5/1960, trận động đất mạnh 9,5 độ Richter xảy ra ở Chile đã cướp đi sinh mạng của 1.655 người và khoảng 3.000 người khác bị thương.

Ngày 22/5/1960, trận động đất mạnh 9,5 độ Richter xảy ra ở Chile đã cướp đi sinh mạng của 1.655 người và khoảng 3.000 người khác bị thương.

Ngày 13/8/1868, Arica ở Chile rung chuyển bởi trận động đất mạnh kéo theo đó là sóng thần. Thảm họa thiên nhiên này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 20.000 người.

Tháng 3/2011, Tohoku ở Nhật Bản hứng chịu thảm họa kép động đất và sóng thần. Hậu quả là gần 16.000 người thiệt mạng.

Trận động đất gây sóng thần ở ngoài khơi Nankaido, Nhật Bản năm 1498 đã cướp đi sinh mạng của hơn 30.000 người.

Năm 1896, Nhật Bản tiếp tục trải qua trận động đất, sóng thần mạnh xảy ra ở Sanriku. Theo ước tính, khoảng 27.000 người thiệt mạng.

Ngày 1/11/1755, thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha xảy ra trận động đất mạnh gây thương vong và thiệt hại lớn. Theo ước tính, khoảng 30.000 người thiệt mạng trong thảm họa thiên nhiên này.

Ngày 27/8/1883, núi lửa trên đảo Krakatoa - nằm trên eo biển Sunda giữa Java và Sumatra - phun trào. Hậu quả là những cơn sóng thần mạnh xảy ra cướp đi sinh mạng của khoảng 35.000 người.

Năm 2004, trận động đất mạnh 9,1 độ Richter xảy ra ở Sumatra, Ấn Độ. Say đó là vụ sóng thần Andaman đã làm 230.000 người thiệt mạng.

10 thảm họa thiên tai gây thiệt hại nhất về kinh tế

Động đất Tohoku, Nhật Bản, gây thiệt hại 235 tỷ USD. Đây còn được gọi là đại thảm họa động đất miền Đông Nhật Bản xảy ra vào ngày 11/3/2011, được xem là gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Bão Katrina, Mỹ, (108 tỷ USD). Xảy ra vào tháng 8/2005, cho đến nay bão Katrina vẫn là thảm họa thiên nhiên thảm khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Động đất Kobe, Nhật Bản (100 tỷ USD). Trận động đất 6,8 độ richter xảy ra vào sáng sớm ngày 17/1/1995 tại thành phố Kobe, tỉnh Hyogo.

Hạn hán tại Bắc Mỹ năm 1988 (78 tỷ USD). Đợt hạn hán này đã gây ra những trận bão bụi nghiêm trọng nhất trong vòng 60 năm qua tại Mỹ.

Hạn hán và đợt khí nóng vào năm 1980 tại Mỹ (55 tỷ USD). Đợt hạn hán và luồng khí nóng này xảy ra vào mùa hè năm 1980 tại khu vực Trung Tây Hoa Kỳ.

Siêu bão Sandy, Mỹ, (50 tỷ USD). Ngày 29/10, cơn bão này đã đổ bộ vào bờ đông Hoa Kỳ, mang theo mưa to và gió lớn. Nước biển đã len lỏi vào giữa những khu nhà chọc trời của thành phố New York, gây ngập các hầm đường bộ, khiến hệ thống tàu điện ngầm tại New York bị thiệt hại nặng nề.

Động đất Northridge, Mỹ, (42 tỷ USD). Trận động đất Northridge với cường độ 6,7 richter tại xảy ra tại phía bắc Los Angeles và chỉ kéo dài trong khoảng 10-20 giây vào năm 1994, được ghi nhận là một trong những trận động đất chớp nhoáng nhất từ xưa đến nay.

Trận động đất Chuestsu, Nhật Bản, (34 tỷ USD). Trận động đất này xảy ra vào ngày 23/10/2004 với cường độ 6,8 độ richter tại vùng Hokuriku của Honshu, đảo lớn nhất Nhật Bản.

Động đất Maule, Chile, (31 tỷ USD). Trận động đất xảy ra tại ngoài khơi vùng biển Maule, Chile, vào vào ngày 27/2/2010 với cường độ 8,8 độ richter, diễn ra khoảng 3 phút.

Động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, (29 tỷ USD). Trận động đất này xảy ra vào ngày 12/5/2008 tại châu tự trị Ngawa, tỉnh Tứ Xuyên, với cường độ 8,0 độ richter. Trong 3 năm sau khi động đất xảy ra, chính phủ Trung Quốc đã phải tiêu tốn tới 146 tỷ USD để khôi phục những hư hại do thảm họa này gây ra.

Nhà nhà an toàn - Giảm rủi ro và sơ tán khi có thiên tai

Chủ đề Ngày Quốc tế phòng chống và giảm nhẹ thiên tai 13/10 năm nay là “Nhà nhà an toàn - Giảm rủi ro và sơ tán khi có thiên tai”

Theo Văn phòng Liên Hợp Quốc về Giảm thiên tai (UNISDR), việc phát động chủ đề “Nhà nhà an toàn: Giảm rủi ro và sơ tán khi có thiên tai” (Safe home safe) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về hành động, chính sách để giảm thiểu rủi ro thiên tai ở cấp cộng đồng, nhất là bảo vệ nhà và sinh kế cho người dân. Mục tiêu này chỉ đạt được thông qua phối hợp, hợp tác và hợp tác giữa nhiều bên liên quan.

Ngày Quốc tế phòng chống và giảm nhẹ thiên tai năm nay nhấn mạnh đến việc thực hiện 7 mục tiêu toàn cầu của Khung hành động Sendai. Đây là một khung hành động nhằm giảm thiểu rủi ro và thiên nhiên mà Việt Nam là một trong số 187 quốc gia trên thế giới đã thông qua vào tháng 3/2015 tại Nhật Bản.

Khung hành động Sendai có thời gian thực hiện  trong 15 năm (2015-2030) với 7 mục tiêu toàn cầu, 13 nguyên tắc chỉ đạo và 4 nhóm hành động ưu tiên.  Điểm mới của Khung hành động Sendai đó là tập trung quản lý những rủi ro ngay từ khi chưa xảy ra.

 

Anh Tuấn (moitruong.com.vn/TH)

Lượt xem : 2024