Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những tác động trong dài hạn của hạn hán đối với các hệ sinh thái ngày càng trở nên sâu sắc; suy thoái đất và sa mạc hóa đang tăng tốc với mức độ ngày càng đáng lo ngại.
Năm 1977, hội nghị về sa mạc hóa của Liên Hợp quốc (UNCOD) đã thông qua một kế hoạch hành động chống sa mạc hóa (PACD).
Năm 1994, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc tuyên bố lấy ngày 17/6 hàng năm để kỷ niệm Ngày
Thế giới Chống sa Mạc hóa & Hạn hán, đánh dấu ngày thông qua Công ước chống sa mạc hóa.
Được tổ chức lần đầu tiên năm 1995, Ngày
Thế giới Chống sa Mạc hóa & Hạn hán là lời nhắc nhở thế giới rằng việc tham gia và hợp tác của cộng đồng có thể giải quyết vấn đề sa mạc hóa.
Liên Hợp quốc cho hay năm 1990, chỉ 110 nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa. Thế mà đến nay tình trạng sa mạc hóa đã tấn công 168 nước, gây thiệt hại kinh tế tới 490
tỷ USD mỗi năm và làm mất một diện tích đất gấp ba lần diện tích đất nước Thụy Sĩ.
Các phương tiện sinh nhai của hơn
1 tỷ người sinh sống trong hơn 100 quốc gia đang bị đe dọa bởi sa mạc hóa. Đây là những người dân nghèo nhất và bị gạt ra ngoài lề xã hội, sống trong các khu vực dễ bị tác động nhất và có thể bị tác động nghiêm trọng nhất bởi tình trạng sa mạc hóa.
Trong năm 2012, Mỹ đã trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 50 năm qua, 80% đất nông nghiệp đã bị ảnh hưởng. Trong năm 2011, hạn hán ở vùng Sừng châu Phi – tồi tệ nhất kể từ đầu những năm 90 – đã khiến gần 13 triệu người bị ảnh hưởng.
Tỷ lệ tử vong trung bình của trẻ em tại vùng đất khô ở các quốc gia đang phát triển là 54/1.000 ca sinh trong năm 2.000, gấp đôi so với các vùng nghèo khác và gấp 10 tỷ lệ ở các nước công nghiệp.
Việt Nam còn khoảng 9 triệu ha đất bị hoang hóa (chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất chưa sử dụng và 2 triệu ha đất đang được sử dụng bị thoái hóa nặng. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị lấn bởi cát di động. - theo Văn phòng thực hiện Công ước Chống sa Mạc hóa của Liên Hợp quốc (UNCCD) tại Việt Nam.
Nghiêm trọng nhất là ở Châu Phi, nơi có tới 66% đất đai là sa mạc hoặc đất đai khô cằn, và có tới 73 % đất canh tác nông nghiệp đã bị nghèo kiệt. Khoảng 800 triệu người dân sống ở những vùng khô cằn lâm vào cảnh thiếu đói.
Trong 25 năm qua,
thế giới đã trở nên dễ bị hạn hán hơn và các cuộc khủng hoảng do hạn hán liên tục đe dọa sẽ lan rộng, nghiêm trọng và thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu.
Theo số liệu của Liên Hợp quốc, 2,6
tỷ người phụ thuộc vào nông nghiệp, nhưng 52% diện tích đất được sử dụng cho nông nghiệp bị suy thoái vừa hoặc nghiêm trọng; Suy thoái đất tác động tới 1,5 tỷ người trên thế giới; 30% diện tích đất khô cằn đang bị sa mạc hóa; Do hạn hán và sa mạc hóa, mỗi năm, 12 triệu hecta đất bị mất, tương đương 23 hecta mỗi phút; 74% người nghèo bị trực tiếp tác động bởi suy thoái đất ở phạm vi quốc tế.
Mặc dù là địa bàn sinh sống của 1/3 dân số trên Trái Đất, các vùng đất khô hạn lại là nơi tập trung các vấn đề nghiêm trọng nhất của thế giới, từ mất đa dang sinh học, mất an ninh lương thực đến cạn kiệt các nguồn năng lượng và nạn đói. 1/3 loại cây nông nghiệp và hơn 50% số giống vật nuôi trên thế giới có nguồn gốc từ các vùng đất khô hạn này.