Trong những thập kỷ tới, nắng nóng sẽ ảnh hưởng tới toàn thế giới nhưng Ấn Độ, Trung Đông và các quốc gia Tây Phi là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong vòng 45 năm tới, nắng nóng không chỉ ở mức cao hơn mà còn diễn biến thường xuyên hơn.
Nếu 2015 được coi là năm nóng nhất trong lịch sử thì
năm 2016, nhân loại sẽ tiếp tục phải gánh chịu thêm một năm nóng kỷ lục mới, theo dự báo mới nhất từ Cục Khí tượng Anh Met Office.
Năm 2015 được ghi nhận là
năm nóng nhất trong lich sử. Ngay tháng trước, Tổ chức Khí tượng Toàn cầu (WMO) cũng đã kết luận rằng, năm 2011-2015 là giai đoạn năm nóng nhất từ trước đến nay. Một phần do biến đổi khí hậu và một phần không nhỏ do diễn biến thất thường của hiện tượng El Nino.
BBC dẫn thông cáo của Met Office cho thấy
nhiêt đô trung bình toàn cầu năm 2016 có thể tăng 1,1 độ C, trên mức tiền công nghiệp. (Là mức độ của CO2 trong bầu khí quyển trước khi bắt đầu cuộc Cách mạng công nghiệp. Các mức này được ước tính là khoảng 280 phần triệu (theo thể tích). Mức độ hiện nay là khoảng 380ppm).
Dự báo của Met Office dựa trên sự kết hợp giữa các mô hình máy tính và phương pháp thống kê cho thấy,
nhiêt độ trung bình toàn cầu trong 12 tháng tiếp theo có thể dao động giữa 0,72 và 0,96 độ C, nhiều khả năng sẽ đạt 0,84 độ C, trên mức trung bình từ năm 1961 - 1990.
So sánh với nhiệt độ thời tiền công nghiệp, các dự báo cho rằng nhiệt độ toàn cầu năm tới sẽ là 1,1 độ C, cao hơn giai đoạn 1850 - 1899. Đối chiếu với mục tiêu đã đặt ra tại COP 21 là 1,5 độ C, có thể thấy mức nhiệt độ trên đã tiệm cận rất gần và đáng lo ngại.
Năm ngoái theo dự báo, mức nhiệt độ toàn cầu trong năm 2015 có thể cao hơn 0,64 độ C so với trung bình. Dữ liệu quan sát từ tháng 1 đến tháng 10 cho thấy,
nhiêt đô trung bình toàn cầu đang đạt ở mức 0,72 độ C, cao hơn so với mức trung bình giai đoạn 1961- 1990.
Các chuyên gia tại Met Office cho biết, El Nino sẽ chính là tác nhân chính gây nên mức giá trị nhiệt độ tăng 0,2 độ vào năm tới. Bên cạnh đó, nếu hiện tượng trên kết hợp cùng với biến đổi khí hậu, những kỷ lục nhiệt độ mới có thể được thiết lập và con người sẽ chính là một trong những sinh vật phải hứng chịu thảm họa đầu tiên trên Trái Đất.
250 triệu người bị ảnh hưởng
Các nhà nghiên cứu từ Đài thiên văn Lamont Doherty, Đại học Columbia cho biết
nắng nóng có khả năng gây nguy hiểm cho 250 triệu người, tương tự trận nóng lịch sử tại Iran và Pakistan hồi đầu năm nay.
Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, độ ẩm dự kiến cũng tăng theo. Điều này có thể gây ra hiện tượng nóng ẩm vào mùa hè. Các nhà nghiên cứu dự đoán vào năm 2060, 250 triệu người phải chịu cảnh nắng nóng 33°C và 750 triệu người phải tiếp xúc với mức nhiệt 32°C.
Đây có thể không phải là con số đáng ngạc nhiên với những người sống trong vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, nhiệt độ không phải tác nhân đáng lo ngại nhất mà chính là độ ẩm trong không khí, theo Popular Science.
Độ ẩm trong không khí có ảnh hưởng rất lớn tới
mức độ nắng nóng mà chúng ta cảm nhận được. Nhiệt độ bầu ướt là một trong những công cụ để đo sức nóng. Đó là nhiệt độ thấp nhất có thể đạt được bằng cách bão hòa không khí với hơi nước. Nhiệt độ bầu ướt càng cao, không khí càng nóng bức.
Nghiên cứu chỉ ra nếu nhiệt độ bầu ướt tăng trên 35°C, cơ thể con người mất khả năng tự làm mát. Trong trường hợp đó, không khí không thể giữ nước, dẫn đến mồ hôi không bay hơi. Từ đó, cơ thể con người phát sinh các hiện tượng sốc nhiệt như say nắng, mệt mỏi, chuột rút, phát ban. Nắng nóng cũng có thể gây chết người. Đợt nóng vừa qua ở Pakistan đã khiến 1.300 người thiệt mạng.
Nắng nóng sẽ ảnh hưởng tới toàn thế giới nhưng Ấn Độ, Trung Đông và các quốc gia Tây Phi là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Các nhà nghiên cứu dựa vào nhiệt độ cao nhất từ năm 1985 đến năm 2005 để tính ra mức trung bình hàng năm.
Họ dự đoán vào năm 2060, New York sẽ trải qua 10 - 20 ngày với nhiệt độ cao hơn ngày nóng đỉnh điểm của giai đoạn 1985 - 2005. Không những thế, thành phố này sẽ có thêm 30-40 ngày nhiệt độ bầu ướt vượt qua mức tối đa so với giai đoạn trước. Khu vực Nam Mỹ, châu Phi và Trung Đông sẽ có hơn 100 ngày nóng đỉnh điểm mỗi năm.
Các nhà nghiên cứu cũng đồng ý với một công bố gần đây cho rằng, một số nơi trên thế giới có thể bị bỏ hoang trong vài thế kỷ tới vì
quá nóng để có thể sinh sống.