Nếu như tình trạng khô hạn ở châu Phi là bình thường thì hiện tượng nắng nóng bất thường đã và đang diễn ra tại Việt Nam, Mỹ, Australia và Ấn Độ thời gian qua chính là hệ quả trực tiếp của biến đổi khí hậu, kéo theo mối lo ngại đối với sức khoẻ con người. Vấn nạn mới của thế giới.
3 đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi nắng nóng đó là người già, trẻ em và người lao động ngoài trời.
Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) khẳng định, biến đổi khí hậu gây ra nhiều bệnh tật đối với con người, thông qua hậu quả của các dạng thiên tai như sóng nhiệt (nóng), bão, lũ lụt, hạn hán… Đặc biệt, bệnh dịch gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh sống, làm các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm qua vật trung gian như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não... gia tăng.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát & Phòng ngừa Dệnh dịch Mỹ (CDC), trung bình hàng năm ở Mỹ có 688 người chết do nhiệt độ gia tăng. Trong đó, 65% trường hợp tử vong do quá nóng và 35% trường hợp
tử vong do nắng nóng kết hợp với các bệnh khác.
Theo truyền thông Ấn Độ, đợ nắng nóng hồi cuối tháng 5 vừa qua, có hơn 2.500 người tử vong do
nắng nóng bất thường. Đây trở thành thảm họa gây chết người lớn thứ hai ở nước này sau lũ lụt.
Còn báo chí Australia gọi
nắng nóng là "sát thủ thầm lặng" khi con số tử vong do nắng nóng cao hơn hơn cả nguy cơ rủi ro khác như cháy rừng, lũ lụt hay lốc xoáy...
Trong khi đó tại Việt Nam, trong đợt nắng nóng đỉnh điểm đầu Hè qua ở Hà Nội, nhiều người già, trẻ em phải nhập viện, làm các bệnh viện hầu như quá tải. Chỉ sáu ngày nắng nóng gần đây, Bệnh viện Nhi Trung ương đã đón 2.500- 2.700 bệnh nhi.
Theo bác sỹ Trương Thúy Vinh (Trưởng Khoa Khám bệnh- Bệnh viện Nhi Trung ương), trong những ngày nắng nóng này, số lượng trẻ nhập viện vì sốt cao, co giật, viêm mũi, viêm phổi, viêm phế quản tăng cao. Tại Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ nhập viện cũng tăng từ 20 đến 30% so với thời điểm trước
nắng nóng.
Các nhà khoa học cảnh báo nhân loại sẽ bị diệt vong trong 100 năm nữa do dân số quá đông, cạn kiệt tài nguyên và biến đổi khí hậu, theo Reuters.
Các chuyên gia dự đoán nền văn minh trong thế kỷ 21 sẽ phải đối mặt với bi kịch giống những gì đã xảy ra trên đảo Phục Sinh. Con người trên đảo đã khai thác quá mức nguồn tài nguyên và bị xóa sổ, theo Daily Mail.
Theo dự đoán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn thì nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng 2,6 độ C vào cuối thế kỷ này. Thậm chí, một số nhà khoa học còn dự đoán tăng lên đến 5 độ C vào năm 2100.
Lúc đó, một loạt thảm họa sẽ giáng xuống đầu nhân loại như hạn hán, lũ lụt, nạn đói và tuyệt chủng hàng loạt. Ngay cả nếu tăng 2,6 độ C, nước biển cũng dâng khoảng 1 m và đe dọa cuộc sống của hàng triệu người, ông Auerbach cho biết.