Vietnamese English
Mô hình xử lý rác 4 trong 1 thân thiện với môi trường

4/10/2019 8:01:00 AM

Chất thải được xử lý trong quy trình khép kín, đảm bảo yếu tố xử lý triệt để và tận thu tối đa những sản phẩm tái chế, góp phần tiết kiệm quỹ đất chôn lấp, hạn chế phát tán mùi hôi.


 

Chất thải được xử lý trong quy trình khép kín, đảm bảo yếu tố xử lý triệt để và tận thu tối đa những sản phẩm tái chế, góp phần tiết kiệm quỹ đất chôn lấp, hạn chế phát tán mùi hôi đó là những gì mô hình xử lý rác “4 trong 1” mang tên TTD01 do ông Đỗ Chí Lệ – Giám đốc Công ty CPTM Thành Đạt cùng cộng sự sáng chế.


Dây chuyền sản xuất phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp

Sau nhiều trăn trở làm sao để xử lý triệt để
 nguồn rác, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và tạo ra sản phẩm có ích, ông Đỗ Chí Lệ – Giám đốc Công ty CPTM Thành Đạt đã đi tham quan, các mô hình xử lý rác ở Đức, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc …và nhiều tỉnh, thành trong nước nhưng vẫn không tìm được mô hình ưng ý vì những công nghệ này có giá thành khá cao hơn nữa lại không xử lý được triệt để rác thải và không phù hợp với rác thải Việt Nam.

Công nghệ xử lý rác thải hoạt “4 trong 1” mang tên TTD01 với chi phí lắp đặt chỉ bằng 5% so với nhập ngoại: không bằng lò đốt, không chôn lấp mà tất cả rác thải sinh hoạt sẽ được tận dụng triệt để nhằm tái sử dụng, dây chuyền hiện đại sẽ sàng lọc chất hữu cơ, nghiền ủ làm phân vi sinh, rác vô cơ, đặc biệt là nilon, nhựa sẽ dùng công nghệ ép hạt nhựa chế tạo ra các sản phẩm nông cụ phục vụ nông nghiệp, nước thải được xử lý triệt để trước khi xả ra 
môi trường.

Sau đó, năm 2015, ông đã đầu tư kinh phí san lấp 
bãi rác thải đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại thị trấn Quỳnh Côi (Quỳnh Phụ) và xây dựng trên đó nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ TTD-01 với tổng vốn đầu tư 29 tỷ đồng, diện tích 17.000m2 đưa vào sử dụng tháng 6 năm 2016. Hiện tại nhà máy hoạt động với công suất 50 tấn/ ngày, giải quyết được việc xử lý rác của 20 xã, thị trấn trong toàn huyện Quỳnh Phụ.

Công nghệ xử lý rác TTD01 hoạt động theo quy trình 4 trong 1: Phân loại rác, rửa rác, tái chế tạo ra 
sản phẩm, xử lý nước thải sản xuất quay vòng lại để phục vụ sản xuất. Hoạt động này khép kín như một vòng tuần hoàn, không thải bất kỳ lượng nước thải nào ra ngoài môi trường.

Công nghệ này phân
 loại rác hoàn toàn bằng máy, vì thế chất hữu cơ và vô cơ được tách riêng hoàn toàn và triệt để. Chất hữu cơ được sản xuất thành phân vi sinh để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của bà con nông dân với sản lượng 100 tấn/ tháng. Còn chất vô cơ thì tạo thành hạt nhựa phân phối cho các nhà máy sản xuất nhựa, nilon ở Thái Bình và Hà Nội.

Công nghệ hiện đại, nhưng đơn giản trong vận hành, phù hợp với rác thải tại Việt Nam. Công nhân vận hành công nghệ không phải đào tạo lâu, tiếp cận được nhanh trong mọi tình huống xử lý. Khi cần có thể tăng giảm công suất theo nhu cầu, từ 15 – 200 tấn/ngày. Hơn nữa, vật tư thay thế đơn giản, thuận tiện, không phải chờ đợi linh kiện từ nước ngoài.

Ông Đỗ Chí Lệ cho biết: “Dây chuyền tiết kiệm diện tích đất quy hoạch chỉ cần 2 ha dây chuyền xử lý hơn 50 tấn rác/ngày. Công nghệ xử lý có dùng chế phẩm vi sinh tự sản xuất nên không có mùi hôi ra môi trường xung quanh.

Trong quá trình phân loại rác, dây chuyền TTD01 sẽ phân loại rác ra các thành phần hữu cơ và vô cơ. Sau đó, tiếp tục xử lý và sản xuất thành phân bón hữu cơ. Hiện nay, chúng tôi phối hợp với viện Nghiên cứu thổ nhưỡng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để sản xuất loại phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch.”

Công nghệ TTD01 được UBND tỉnh Thái Bình, Sở Khoa học và Công nghệ đánh giá rất cao về ứng dụng trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, công nghệ TTD01 đã được đăng ký bản quyền của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) được Trung tâm Nghiên cứu khí tượng thuỷ văn và quan trắc quốc gia công nhận: công nghệ đã đạt tất cả các chỉ số về môi trường.
 

Nguồn: Moitruongvacuocsong

Lượt xem : 2344