Vietnamese English
Lũ lịch sử ở Phú Yên do phá rừng ?

11/16/2010 9:19:00 AM

VFEJ nhận được bài viết của CN Nguyễn Văn Phiên, Trường THPT Lê thành Phương- Tuy An-Phú Yên, rất bất ngờ khi anh Phiên đã cho thấy một sự thật, đó là trận lũ lịch sử của Phú Yên có nguyên nhân từ phá rừng tự nhiên, mà thủ chính là những người thầu công trình xây dựng.

 

 

 lu phu yen

Lũ lịch sử của Phú Yên vừa qua có nguyên nhân từ phá rừng

 

Hàng năm, ở tỉnh thuần nông như Phú Yên có đến vài trăm chủ doanh nghiệp xây dựng có tư cách pháp nhân đủ  năng lực nhận lãnh các công trình vừa và nhỏ. Cộng thêm vào đó con số gấp đôi các nhà thầu tư nhân có đội thợ từ 15 đến 20 người đảm nhận xây cất nhà cho dân từ cấp IV đến hai mê (tấm).

 

Một công ty trách nhiệm hữu hạn đủ tư cách pháp nhân, trúng thầu một công trình xây dựng trường phổ thông trung học quy mô 5 phòng trệt, 5 phòng lầu tổng diện tích (8 x 8 x 10 m2 nền bằng 640m2. Tổng giá trị công trình gần 3 tỷ ĐVN, dự kiến hoàn thành trong thời gian 5 tháng. Với đội ngũ thợ 35 người làm việc thường trực, 1 công trình sư, 2 cấp dưỡng, 1 bảo vệ, 1 đốc công.

 

Anh “ Hồ Ngọc H.” đốc công của một công trình nói: “ Một năm nếu có công việc thì lực lượng của đội sẽ  hoàn thiện tối đa 2 công trình như vậy, sản phẩm làm ra tính theo m2 nền. Công trình cỡ này là 400.000 đồng/ m2, tính ra bằng 640 m2 là khoảng 250 triệu tiền lao động và cả ăn uống.”.

 

Nếu một năm họ có việc liên tục, làm xong 2 công trình tức là tổng công lao động trên dưới 500 triệu đồng cho cả thầy và thợ 40 người. Tính thu nhập bình quân trên dưới 13 triệu đồng/người/ năm.

 

Phía chủ doanh nghiệp thì tính toán cao hơn chút ít. Họ được nhận từ chủ đầu tư 600.000đồng/m2 nền vì họ phải trả cho nhiều khoản thiết bị, nguyên vật liêu tham gia thi công như: xăng dầu, máy đào, máy ủi, máy trộn, ván cốt pha trụ đỡ, giàn giáo, liều trại ăn uống cho thợ ... Cái nặng nhất mà chủ doanh nghiệp lo ngại là ván cốt pha, giàn trụ chống đỡ bằng gỗ mua lại của các nhà “Khai Thác” từ rừng tự nhiên.

 

Cách tính toán đơn giản thế này: Công trình đang thi công nêu trên, phải dùng đến 20 m3 ván “loại dỏm” 6.000.000 đồng/m3 và cần đến 3000 trụ chống gỗ tròn dài hơn 4m dường kính từ 6cm - 8cm với giá 20.000đồng/cây, cũng khai thái từ rừng cây tự nhiên giai đoạn 6 năm tuổi. (không thể dùng gỗ bạch đàn trồng, vì đường kính cỡ 7cm thì chất lượng bạch đàn không thể sử dụng cho xây dựng nhà đỗ mê).

 

Riêng đội đội ngũ thầy thợ của công ty anh “Trần Văn T ” phải trả tiền cây và ván cốt pha trên năm hoạt động gần 200 triệu đồng. Trong đó: 120.000.000 (đồng) tiền ván cộng với 60.000.000 (đồng) tiền gỗ trụ, chấp nhận phải “vay hụi ” từ rừng.

 

Tôi hỏi: “Sau một năm, cây và ván đó sử dụng như thế nào ?”. Anh “T” nói: Ván thì tuyển lại khoảng 20%, còn gỗ trụ thì cho ra củi đốt hoặc chuyển thi công cho các công trình cấpIV. Tuyệt đối không dùng cho công trình nhà tầng được!

 

Để tạo công ăn việc làm cho 40 lao động thầy thợ xây dựng thế này, công ty của anh “T” chấp nhận “xin vay của rừng” gần 200 triệu tiền mặt trên năm, chưa kể đến hậu quả của việc phá rừng!

 

Theo nhận định của chuyên gia lâm nghiệp, gỗ tượt loại này đường kính 7cm, dài 4,5 mét rất hiếm, ở tuổi rừng sào khai thác rất thiệt hại và chất lượng gỗ không cao, không tái sinh được, dẫn đến diễn thế rừng thành đồi trọc là chắc chắn. Với khối lượng gỗ và ván nói trên, có thể xem là chuyển 1 ha rừng thành 1 ha đồi trọc rồi đó! Nhẫm tính, trên 100 công ty xây dựng kiểu vừa và nhỏ hoạt động, thì riêng tỉnh Phú Yên cũng tương đương chừng ấy het-ta rừng ra đi mỗi năm. Thật là giá phải trả quá đắc!

 

Nếu các sở xây dựng không có  một chuẩn quy định nào cho chủ doanh nghiệp thầu xây dựng, thì có thể nói xây dựng kiểu cũ này có khác gì với “phá rừng từ xa”? Còn hậu quả hạn hán, bảo lũ, lở đất, hạ thấp mạch nước ngầm... cộng đồng khó mà gánh nổi!

Nguyễn Văn Phiên (Trường THPT Lê Thành Phương- Tuy An-Phú Yên)

(VFEJ, 13/11/2010)

Lượt xem : 1496