Vietnamese English
Lễ công bố Cây Di sản Việt Nam tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp

4/25/2016 11:07:00 AM

(VACNE) - Được sự cho phép của UBND tỉnh Đồng Tháp, sáng ngày 20 tháng 4 năm 2016, Ban Quản lý Khu Di tích Gò Tháp phối hợp với Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức lễ công bố Cây Di sản Việt Nam cho cây Trôm Gò Tháp Mười, đây là cây Di sản Việt Nam thứ 3 của tỉnh Đồng Tháp.


Đến dự buổi lễ có ông Nguyễn Hòa Bình, chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp đại diện Trung ương Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Lý – Giám đốc BQL KDT Gò Tháp,đại diện các sở, ban,
ngành của tỉnh Đồng Tháp: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Liên hiệp các hội Khoa học – Kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp, lãnh đạo UBND huyện Tháp Mười, UBND xã Tân Kiều, Ban Hội hương Gò Tháp và các cơ quan báo đài của tỉnh Đồng Tháp.


C
ây Trôm Gò Tháp Mười xưa kia tự mọc bên sườn Gò Tháp Mười, hiện nay thuộc quyền quản lý của Ban Quản lý Khu Di tích Gò Tháp. Cây trôm cao khoảng 25m, chu vi thân đo ở độ cao 1.3m so với mặt đất là 6.5m đã chứng kiến bao thăng trầm đổi thay của thế cuộc. Tuy chưa tài liệu nào ghi thời kháng chiến của của hai cụ Thiên Hộ Dương – Đốc Binh Kiều cây Trôm Gò Tháp Mười đã có hay chưa, nhưng chắc chắn trong giai đoạn năm 1946 – 1949, khi Gò Tháp được Xứ ủy và Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ chọn làm căn cứ kháng chiến, thì đã có Cây Trôm, để rồi đếnnăm 1956-1959 cây trôm chứng kiến chính quyền Ngô Đình Diệm cho xây “VIỄN VỌNG ĐÀI” hay còn gọi là “THÁP MƯỜI TẦNG” tại gò này.một năm sau đó, nó lại chứng kiến sự kiện lịch sử của quân và dân đất “Sen hồngcụ thể là Tiểu Đoàn 502 đánh sập “VIỄN VỌNG ĐÀI” vào đêm rạng ngày 4 tháng 01 năm 1960. Suốt những năm chiến tranh ác liệtcho đến ngày Thống nhất đất nước, cây Trôm vẫn sừng sững vươn lênmạnh mẽ như những người con của Gò Tháp kiên trung, bất khuấtdù bị nhiều trận bom đạn và càn quét của kẻ thù.

Từ sau năm 1975, Cây Trôm lại chứng kiến các nhà khảo cổ tiến hành nhiều lần thăm dò và khai quật gò Tháp Mười. Từ lòng gò, người ta đã phát hiệnmột ngôi đềnrất qui mô của thần Vishnu thời vương quốc Phù Nam có niên đại cách đây trên 1.500 nămvà hàng trăm hiện vật khảo cổ rất có giá trị khoa học, trong đó có hai tượng thần Vishnu đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là bảo vật Quốc gia.

Không những thế, với tuổi thọ cả trăm năm, cây Trôm Gò Tháp Mườiđã hội tụ được khí thiêng của trời đất cho nên cứ mỗi lần lễ hội truyền thống tại Khu Di tích Gò Tháp với hàng trăm ngàn lượt người đi trẩy hội, thì ít có ai không đến gốc Cây Trôm để chiêm bái Thần Cây cùng những sự hiển linh khác để cầu phúc, cầu an, cầu may, cầu tài lộc, v.v...

Cây trôm Gò Tháp Mười được vinh danh là cây Di sản Việt Nam không những góp phần quảng bá hình ảnh du lịch cho Khu Di tích Gò Thápmà thông qua đó, còn giáo dục truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của ông cha ta đến mỗi người con quê hương Đồng Tháp; đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường của mỗi người dân, cùng chung tay góp sức chống lại sự biến đổi khi hậu đã và đang diễn ra hiện nay.

 

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA BUỔI LỄ CÔNG BỐ

CÂY DI SẢN VIỆT NAM



Đại biểu dự lễ công bố Cây Di sản Việt Nam



Ông Nguyễn Hữu Lý – Giám đốc BQL KDT Gò Tháp phát biểu giới thiệu 
 về giá trị lịch sử,
văn hóa và khoa học của Cây trôm Gò Tháp Mười



Ông Nguyễn Hòa Bình đọc quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam


 

Ông Nguyễn Hòa Bình trao bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho BQL KDT Gò Tháp

 

Ông Trịnh Minh Khoa – Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Tân Kiều,
đại diện chính quyền địa phương phát biểu tại biểu lễ công nhận Cây di sản

 

Đại diện Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Ban Quản lý Khu Di tích Gò Tháp, UBND huyện Tháp Mười và Ban Hội Hương Gò Tháp mở bia đá cây Di sản Việt Nam


 

Tin và ảnh: Hữu Lý – Quốc Danh

Lượt xem : 2651