Ký sự "Vương quốc Pơ Mu": Ngàn năm tuổi "Kiệt tác thời gian, cây di sản thiên nhiên cần sớm đưa vào Sổ đổ của thế giới" giữa đại ngàn Trường Sơn
11/20/2012 9:24:00 PM
Giữa cái lạnh của mùa đông nơi núi rừng Tây Giang bạt ngàn núi, bạt bàn cây, bạt ngàn mây và gió. Trong hai ngày 8 và 9 tháng11 vừa qua, dẫn đoàn ông Bh’ling Mia, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cùng với 38 đồng chí lãnh đạo, cán bộ phòng ban: Công an, Huyện đội, Kiểm lâm, Trung tâm VH-TT, Phòng nông nghiệp và phóng viên huyện nhà, cùng với trưởng thôn Ga nil, cán bộ xã, đội bảo vệ rừng BCC của xã Axan có một chuyến “Du lịch & kiểm tra lại tình hình: Kiểm đếm, bảo vệ rừng cây Pơ-mu” ở hai địa bàn xã Axan và xã Tr’hy huyện Tây Giang.
Bh’riu Liếc chụp ảnh kỷ niệm bên cây Voi Pơ-mu.
|
Nơi đây; “Theo kiểm đếm của Tổ điều tra cây Pơ-mu huyện Tây Giang thành lập cuối năm 2011 và tiếp tục kiểm đếm do ông Bh’riu Liếc dẫn đoàn kiểm đếm thêm trong các ngày từ 24 đến 27-10-2012 thì tổng số cây đã đánh dấu đặt tên bằng số tự nhiên theo thứ tự 1, 2, 3... trên rừng Zi’liêng còn có 1.037 cây Pơ-mu đứng, đường kính từ 20cm đến 250cm, bình quân chiều cao cây đứng 35-40m, trong đó có một cụ cây to nhất khu rừng đường kính 2,5m (tầm 6 người ôm mới xuể), cao 22m, khối lượng cây đứng ước tính 48,597 m3, cây này mang số hiệu cây thứ 477; 5 cây có đường kính 2m, 17 cây có đường kính từ 1,5-1,9m, 150 cây có đường kính từ 1,1-1,4m, còn lại dưới 1m đường kính trở xuống”
Trích trong bài ghi chép của ông: Bh’riu Liếc (Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Huyện ủy Tây Giang) Theo báo Công An Tp. Đà Nẵng.
Tiếp tục cuộc hành trình về thăm “Vương quốc Pơ-mu, đoàn bắt đầu xuất phát từ 4h 30 sáng ngày 8/11, sau hơn ba tiếng đồng hồ hành trình từ trung tâm hành chính huyện Tây Giang, vượt qua các đoạn đường đất bùn lầy do gặp trời mưa đầu mùa trên tuyến đường từ Tr’hy lên đến Axan gần mười mấy cây số, đoàn cũng đến điểm tập kết tại thôn Ga nil (Axan). Những ánh mắt đầy hào hứng của những ai lần đầu tiên về thăm “Vương quốc Pơmu”, lẫn trong những lo lắng về sức khỏe khi vừa phải gùi mấy chục kilôgam hàng (chăn, màn, lương thực chu cấp cho những ngày ở rừng) bắt đầu hối hả lên núi, kéo dài như đoàn quân hành trình, độc bộ vượt đường rừng leo dóc núi trong tiết trời mát lành, ấm áp của quê nhà gần dăm ba, bốn con dốc dài dựng đứng gần ba tiếng đồng hồ đoàn kiểm tra tình hình Kiểm đếm và bảo vệ rừng Pơ-mu do chủ tịch huyện dẫn đoàn cũng tới được đỉnh núi Ziliêng nơi có số lượng cây Pơ-mu nhiều nhất ở địa bàn thôn Ga nil, xã Axan.
Ông: Bh’ling Mia, Chủ tịch UBND H. Tây Giang kiểm tra số
và kích cỡ cây Pơ-mu ở đồi Ziliêng. Ảnh.Pơ Loong Plênh.
Điểm dừng chân đâu tiên trên đỉnh núi Ziliêng nơi có thể bắt được sống Viettell rất mạnh từ xã Tr’hy lạc tới. Ai cũng hổ hởi vui sướng khi lần đầu tiên tận mắt thấy rừng cây Pơ-mu tỏa bóng ngút ngàn khắp núi rừng. Đứng trên đỉnh núi này, du khách và những ai thật sự yêu quý núi rừng, sông suối, mây ngàn có thể thỏa mình ngắm hồn quê Axan, ruộng bậc thang, nếp nhà Gươl của các bản làng thấp thoáng, với màu xanh mênh mông của bao đồi núi điệp trùng ẩn hiện trong mây trắng xóa giữa trời biên cương bao la, thanh bình như những bức tranh họa tuyết của núi rừng, tinh khuyết của trời đất ban tặng cho đời, cho người Tây Giang trông thật hữa tình và thật đẹp biết bao nhiêu!
Trại ngủ đêm ở đồi Ziliêng. Ảnh: Pơloong Plênh
Một số hình ảnh cuộc vượt rừng về với “Vương quốc Pơ-mu”. Ảnh: Pơ Loong Plênh
Đối với tác giả viết bài ký sự này tư lâu khi nghe đến “Vương quốc Pơ-mu” đã nhiều lần tò mò, thích thú, là làm sao để đến được nơi đây dẫu chỉ một lần, để thỏa lòng mong ước và tìm về “Hồn thiêng của rừng núi Tây Giang đại ngàn”. Là một người con sinh ra và lớn lên nơi núi rừng thiêng, nơi mảnh đất kiên cường, anh hùng, giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, nơi lớp lớp cha ông dầy công, vun sức “bằng cả mồ hôi và xương máu của mình để bám lấy đất, bám lấy làng, bám lấy từng cây gỗ quý, rừng thiêng từ bao đời bằng những luật tục và việc kiêng cữ đầy tính giá trị và nhân văn để rừng xanh mãi với họ với người C’tu”. Và từ chính trái tim nhỏ bé này với lòng đầy thành kính của mình xin nguyện hứu cả cuộc đời này “mãi yêu núi, yêu rừng và thủy chúng son sắc với bản làng nguồn cội của mình”. Và đây cũng là lần đầu tiên in dấu chân son lên đồi núi Ziliêng để đắm mình giữa những tán cây xanh của Pơ-mu sừng sững, tỏa bóng mát ngút ngàn, bỗng nghe thấy mình như bé nhỏ hơn và thấy có lỗi với cha ông, núi rừng phần nào khi không giúp được gì cho rừng, cho loài cây quý hiếm lim, Pơ-mu..., không giữ được dòng nước mắt trắng xóa hóa đục ngầu của mấy chục cây Pơmu bị “lâm tặc” cưa, ngã nằm khóc chết bên dọc đường! Thấy lòng càng đau và cắn rứt càng thêm khắng khít, yêu quý cây rừng thiêng Ziliêng hơn!
Đêm về giữa âm thanh của tiết trời, rừng cây mát mẻ và trong lành chỉ còn nghe những tiếng nói cười của đoàn vang vọng núi đồi từ các tiểu trại, bên các cánh võng đung đưa hay bên đóng lửa hồng rực cháy tí tách, ông: Bh’ling Mia vừa nhăm nhi hương vị rượu Tr’đin giữa rừng Pơ-mu mà người dân thôn Ga nil mang tặng, sẻ vui cùng đoàn giữa núi rừng cho ấm lòng, vừa lắng nghe tâm tư của người dân, đội bảo vệ rừng Pơ-mu. Từng ánh mắt, trái tim, ước vọng và khát khao ai cũng biết và rất muốn giữ lấy “Vương quốc Pơ-mu” mãi xanh với thời gian, với người C’tu Tây Giang của mình để không mang tội với hồn thiêng cha ông, với Yàng (đấy là đấng các vị phật sống là con cháu, là tương lai nay mai của người Tây Giang sau này).
Lãnh đạo huyện Bh’ling Mia, họp tổ bảo về rừng BCC và những bữa cơm đạm bạc, đầy nụ cười tin yêu núi rừng giữa rừng Ziliêng. Ảnh: Pơ Loong Plênh.
Trong đợi kiểm tra tình hình khai thác gỗ trái phép và tình hình bảo vệ rừng Pơmu lần này, đoàn cũng đã phát hiện thêm năm cây mới đã được đánh dấu bị “lâm tạc” chặt hạ, mổ xẻ, đổ ngã, tàn hoang giữa núi rừng trong đó có một cây đã ghi dấu cây tọa độ để xác định vị trí các cây khác trong rừng Ziliêng bị đốn ngã dọc tuyến đường tuần tra, kiểm đếm. Nhiều cây trước đó hạ xong chưa đo đặc và đánh dấu kỹ lưỡng, đúng quy cách. Trong đợt này lãnh đạo huyện cũng đã quyên quyết, chỉ đạo sâu sắt và nghiêm túc đội kiểm lâm huyện kiểm tra, tìm ra đối tượng khai thác và đo đạc lại, đánh dấu và sớm gắn biển tên cho các cây cũ sơn số đã mờ và các cây mới kiểm đếm để tiện cho việc kiểm tra, quản lý sau này một cách cụ thể, chi tiết, khoa học và hiệu quả.
Lãnh đạo huyện chỉ đạo kiểm lâm kiểm tra và đo đặc, đánh dấu lại số gỗ Pơ-mu mới bị lâm tặc khai thác. Ảnh: Pơ Loong Plênh.
Theo theo ông: Bh’ling Mia, Chủ Tịch UBND H. Tây Giang cho biết thêm: “Hiện nay huyện cũng đang hoàn tất hồ sơ đề nghị công nhận hơn 1.037 cây Pơ-mu đã kiếm đếm được ở Tây Giang là cây di sản, quý hiếm cần được bảo vệ, sớm làm hồ sơ đưa vào sổ đỏ của quốc gia. Và trong tương lai nay mai, huyện sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư để từng bước mở đường lên đồi Ziliêng nhằm tuận tiện giao thông đi lại để khai thác và phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng (làm sống lại nếp sống, các nghi lễ, luật tục giữ rừng hiệu quả của người C’tu) để thu hút du khách trong và ngoài nước. Thứ ba làm sao tìm được nguồn giống phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng ở bốn xã vùng cao, ươm trồng, nhân giống, trồng và cho năng suất, giá trị kinh tế cao như: cây Thảo quả (với hơn 4000 cây ở thôn Ga nil đang trồng thí điểm từ tháng 4 năm 2012 đến nay đang phát triển tốt), cây sâm Dây (sâm khu 7), sâm Ngọc linh, mô hình lúa Prông, Xươn và một số con giống, vật nuôi khác... Từ đó dần tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nơi đây, nhất là đội bảo vệ rừng BCC. Khi giải quyết được phần nào công ăn, việc làm và có mức thu nhập ổn định cho người dân, phần nào cũng hạn chế được nhiều sự xâm hại, tàn phá rừng, bám vào rừng để sống của người dân nơi đây do những tác động của nhu cầu kinh tế như hiện nay. Đồng thời tiếp tục vận động, tuyên truyền và nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của người dân, trưởng bản, các vị già làng có uy tín và cán bộ từ cấp cơ sở lên huyện nâng cao hơn nữa “ý thức, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ” về việc bảo vệ rừng, bảo vệ cây Pơ-mu và thảm động thực vật khác trên địa bàn huyện, nhất là về tầm quan trọng của rừng và tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản trong gian đoạn hiện nay. Từ đó người dân ở các thôn, xã có độ che phủ lớn của rừng, đặc biệt là rừng Ziliêng với ngàn Pơ-mu quý hiếm mới thật sự yên tâm làm “Kiểm lâm” nồng cốt, giữ lấy rừng, giữ lấy động thực vật quý hiếm như giữ chính người thân yêu của mình”.
Nhân chuyến công tác kiểm tra rừng Pơ-mu, trên đường đi lên đồi Zi liêng, ông: Bh’ling Mia tranh thủ chỉ đạo nhân dân thôn Ga nil chăm sóc, làm cỏ và cấm người dân vào vườn thảo quả chặt gỗ ảnh hưởng đến cây thảo quả do cây đổ ngã. Ảnh: Pơ Loong PLênh
Trên đường về anh Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Trung tâm VH_TT huyện Tây Giang trăn trở: “Giờ muốn giữ được rừng Pơ-mu ở Tây Giang chỉ có cách giao cho dân, các hộ gia đình trong thôn có trách nhiệm phối hợp với kiểm lâm huyện giữ theo từng gốc cây, số cây theo thứ tự, 1, 2, 3...theo từng số khẩu có văn bản cụ thể, chi tiết bên giao bên nhận, và quyền lợi người giữ rừng bằng cách trợ cấp sao cho hợp lý, từ đó tạo niềm tin, động lực cho người dân chung tay, góp sức giữ rừng tốt hơn”
Riêng với tác giả viết ký sự này: “Giờ muốn giữ được rừng Pơ-mu ở Tây Giang chỉ có cách là làm sống lại các luật tục và cách ứng xử về rừng, về tài nguyên thiên của người C’tu kết hợp hài hòa với các chế tải, phát luật về rừng mà Nhà nước ta hiện hành hiện nay. Vì theo tìm hiểu và ghi nhận của chúng tôi, qua các thông tin cho biết của trưởng bản thôn Ga nil và công an xã Axan phần lớn chủ mưu khai thác gỗ ở đây là người dân ở Axan do kích động từ bên ngoài, từ những người thu mua, kinh doanh và chơi đồ gỗ, các xưởng mộc trên địa bàn huyện. Thứ hai là do nhu cầu miếng cơm, mảnh áo nên người dân cũng không ngại gì phá luật làng, cái thiêng liêng của Yàng mà bán đi từng cây gỗ quý của mình về xuôi mà không hay biết hậu quả khó lường sau này. Nên giải quyết công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân đồng thời quán triệt và sử lý nghiêm túc những hành vi, dấu hiệu khai thác gỗ trái phép, tàn phá tài nguyên, khoáng sản quý hiếm một cách công khai, minh bạch, khắt khe và chặt chẽ đúng pháp luật hơn trước nhân dân, chính quyền từ đó mới mong giữ được rừng, giữ được cây Pơ-mu quý hiếm. Từ đó dần thu hút đầu từ về du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng nhằm góp phần rất lớn tăng thu nhập kinh tế một cách khoa học, hiệu quả cao từ dịch vụ du lịch, vừa giữ được rừng, vừa phát huy và quảng bá được những phong tục tập quán truyền thống hay đẹp một cách bền vững cho người dân địa phương và huyện nhà Tây Giang hôm nay và mai sau”.
Những thân cây Pơ-mu như những tác phẩm kiệt tác khổng lồ, tinh túy của tự nhiên và thời gian.
Ảnh: Pơ Loong Plênh.
“Chỉ có tình yêu và sự quý trọng với lòng thành kính và sự tôn sùng, thờ phụng và sự thấu hiểu, kiên quyết giữ gìn rừng thiêng, cây gỗ quý hiếm mà theo quan niệm của người C’tu từ xa xưa, gắn cho các loại cây Lim (J’răng), cây Pơ-mu (Hi nghee), cây Đa (A’nghiêr” bằng những cái tên gắn với luật tục kiêng kỵ cho cây để dân làng gắn bó máu thịt, cuộc sống của mình với cây rừng và cùng nhau giữ lấy thân mình thẳng đứng, trong sạch: “Tức là những cây quý hiếm đó, cha ông C’tu xa xưa quan niệm là cây có ma, có hồn, cây thiêng liêng nhất, kấm kỵ sự xâm hại, chặt phá của con người...ngoại trừ làm quan tài....” từ bao đời của tộc người C’tu về rừng thiêng, về đồng loài, về cây cối vạn vật...Chính vì nghĩa cử cao đẹp, giá trị của luật tục xa xưa đó, người C’tu Tây Giang hôm nay mới còn và có những cánh rừng xanh bạt ngàn, mới còn ngàn cây Pơ-mu giữa bao đồi núi Zi liêng, Tây Giang vươn mình, hiện ẩn, xù xì, lồi lõm tuyệt đẹp như những tác phẩm nghệ thuật, kiệt tác của thời gian, của tạo hóa tự nhiên. Đây có thể xem là những tác phẩm nghệ thuật khổng lồ, kỳ ảo và huyền bí giữa bức tranh mênh mong bao la của núi rừng đại ngàn rất cần được gìn giữ, bảo vệ như giữ và bảo vệ chính bản thân, “trái tim”, “lá phổi” “nguồn sống” của một dân tộc, một con người, một thế giới nhân hòa, trong lành”. Vậy thì, người C’tu Tây Giang hôm nay, cơ quan chức năng, nhất là giới trẻ cần có những suy ngẫm, hành động thiết thực, cấp thiết là làm cái gì? Làm như thế nào? Ở đâu? Cho ai? Vì ai? Để chung tay giữ lấy rừng, giữ lấy tài nguyên thiên nhiên quý giá, giữ lấy mạch sống của chính cội nguồn dân tộc, quê hương Tây Giang thân yêu của mình!” Đôi lời Cảm nhận của tác giả viết “Ký Sự Vương Quốc Pơ-mu”
@ Bài ký sự kỳ 1: PƠ LOONG PLÊNH
(Trung tâm VH_TT Tây Giang)
Đón đọc kỳ 2: Giá trị lịch sử và khoa học của cây Pơ-mu ở Tây Giang.
Lượt xem : 2433