Vietnamese English
Kỷ niệm 50 năm Ngày Trái đất: Tôn vinh "mẹ thiên nhiên", nơi chúng ta đang sinh sống

4/24/2020 8:16:00 AM

Ngày 22/4/1970, Ngày Trái Đất ra đời nhằm giúp mọi người trận trọng hơn và hiểu rõ hơn giá trị của môi trường tự nhiên. Hãy cùng nhìn lại những khoảnh khắc tuyệt vời trên hành tinh của chúng ta.


Vào giữa tháng Tư, hàng triệu đóa hoa chuông xanh đã nở rộ, như trải lên mặt đất một tấm thảm xanh biếc tại Hallerbos (Bỉ), nơi được biết đến với tên gọi "khu rừng xanh lam". (Nguồn: Reuters)

Sông băng Jamtalferner gần Galtuer, Áo, sự nóng lên toàn cầu đã khiến các dòng sông băng bị tan chảy. (Nguồn: Reuters)

Quang cảnh những ngọn núi ở Chamonix, Pháp từ góc nhìn của loài chim đại bàng. Hình ảnh này được ghi tại nhờ một chiếc máy quay 360 độ được gắn trên lưng của con đại bàng đuôi trắng 9 tuổi có tên Victor, trong một sự kiện nhằm nâng cao nhận thức của quốc tế về biến đổi khí hậu trên dãy núi Alps. (Nguồn: Reuters)

Núi đá granit El Capitan tại thung lũng Yosemite, thuộc Công viên Quốc gia Yosemite, California, Mỹ. (Nguồn: Reutes)

Cực quang được nhìn thấy trên bầu trời ở Rovaniemi, Phần Lan. (Nguồn: Reuters)

Thác nước Skogafoss ở Skogar, Iceland. (Nguồn: Reuters)

Bầu trời đêm đầy những ngôi sao lấp lánh nhìn từ rừng Taiga Siberia, bên ngoài Krasnoyarsk, Nga. (Nguồn: Reuters)

Trận mưa sao băng Perseid hàng năm gần thị trấn Mitzpe Ramon, miền Nam Israel. (Nguồn: Reuters)

Khung cảnh rộn ràng của đàn sáo đá bay trên một cánh đồng gần Kiryat Gat, Israel. (Nguồn: Reuters)

Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, nhiều nơi ở Trái Đất đã và đang bị ảnh hưởng một cách rõ rệt. Trong ảnh: Mực nước thấp được nhìn thấy sau đợt hạn hán kéo dài tại Thác Victoria, Zimbabwe. (Nguồn: Reuters)

"Cánh đồng cỏ" ở hồ Poyang, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc đã trở nên khô cạn tới mức người dân có thể đi lại dưới đáy hồ. (Nguồn: Reuters)

Các vết nứt trong con đập khô cạn do bị hạn hán tại thị trấn Graaff-Reinet, Nam Phi. (Nguồn: Reuters)

Bức ảnh sông băng Aletsch ở Fieschertal, Thụy Sỹ được chụp vào khoảng năm 1860-1890, được dùng để so sánh với hình ảnh của địa danh này năm 2019. (Nguồn: Reuters)

Hình ảnh một con hươu cao cổ đi bộ gần tuyến đường sắt trên cao nối Nairobi và Naivasha bên trong Công viên Quốc gia Nairobi ở Nairobi, Kenya, cho thấy môi trường sống của động vật hoang dã đang bị ảnh hưởng do quá trình đô thị hóa. (Nguồn: Reuters)

Cảnh trên không của một đám cháy rừng nhiệt đới Amazon tại Porto Velho, Brazil, "nạn nhân" của hoạt động khai thác rừng bừa bãi. (Nguồn: Reuters)

Hơn 150 đám cháy hoành hành ở cả bờ Đông và bờ Tây Australia, thiêu rụi hàng trăm căn nhà, gây thiệt hại ước tính hơn 30 triệu USD. (Nguồn: Reuters)

Một con chuột túi bị thương do đám cháy rừng, ngày 9/1, tại Cobargo, Australia. (Nguồn: Reuters)


Cơn lốc tro nóng và than hồng được tạo ra sau vụ cháy rừng trên đồi Santa Barbara, California, Mỹ. Vụ cháy, được đặt tên là Hang động (Cave) bắt đầu bùng phát hồi cuối tháng 11/2019 đã thiệu rụi hơn 16 km² rừng tại Caifornia. (Nguồn: Reuters)

Cơn bão cấp 5 Dorian – cấp mạnh nhất trong thang đo bão của Mỹ, đổ bộ phía Bắc quốc đảo Bahamas chiều 1/9/2019 với sức gió giật hơn 320 km/h. Hơn 5.500 người phải sơ tán khỏi các đảo Grand Bahama và Abaco ở phía Bắc của quần đảo Bahamas, nơi chịu tàn phá nặng nề. (Nguồn: Reuters)

Sáng ngày 13/10/2019, siêu bão Hagibis đã đổ bộ vào miền Bắc Nhật Bản sau khi làm tê liệt thủ đô Tokyo với mưa to gió giật, khiến ít nhất 9 người chết, 100 người bị thương, hàng chục người mất tích. (Nguồn: Reuters)

Một đứa trẻ ngồi trên cửa sổ tránh nước lũ ngập lụt ở Anama, bang Amazonas, Brazil. (Nguồn: Reuters)

Rác thải nhựa được tìm thấy dưới đáy biển ngoài khơi đảo Andros, Hy Lạp. (Nguồn Reuters)

Sau thời gian vắng bóng khách du lịch do dịch Covid-19, nước tại các con kênh ở Venice, Italy trong xanh trở lại. (Nguồn: Reuters)

Một con sứa bơi trong vùng nước trong vắt của kênh đào Venice, Italy. (Nguồn: Reuters)

Bầu không khí ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, ngày 8/4 (ảnh dưới) cũng trở nên trong lành hơn so với ngày 17/10/2019 (ảnh trên). (Nguồn: Reuters)

Cỏ mọc lên trên nền gạch ở quảng trường Piazza Navona nổi tiếng ở Rome, Italy. (Nguồn: Reuters)

Rùa biển đã trở lại đẻ trứng tại một bãi biển ở huyện Phanga Nga, Thái Lan. Nước này đã tìm thấy số lượng tổ rùa biển quý hiếm nhiều nhất trong hơn 2 thập kỷ trên các bãi biển. (Nguồn: Reuters)

Những vòng tròn hoa màu xanh tươi, trải dài trên sa mạc tại miền Nam Saudi Arabia. (Nguồn: Nationalgeographic)

Theo những hình ảnh từ vệ tinh của NASA, Trái Đất ngày càng xanh hơn so với cách đây 20 năm. Trung Quốc và Ấn Độ - 2 quốc gia đông dân nhất thế giới đang khởi động hàng loạt các chiến dịch trồng cây. Một nghiên cứu công bố gần đây cho thấy, khu vực màu xanh trên toàn cầu đã tăng 5% so với đầu những năm 2.000, tương đương với diện tích của toàn bộ rừng Amazon. (Nguồn: MSN)

Kha Ninh/(theo Reuters)

Nguồn: Báo Quốc tế

Lượt xem : 1390