Vietnamese English
Kết quả nghiên cứu thử nghiệm tẩy độc dioxin bằng phương pháp vi sinh

11/13/2017 4:04:00 PM

Sáng 13/ 11 tại Huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế) Trung ương Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Công ty BJC Hàn Quốc đã tổ chức Hội thảo “ Kết quả nghiên cứu thử nghiệm tẩy độc đất nhiễm dioxin bằng phương pháp vi sinh Hàn Quốc tại sân bay A Sho huyện A Lưới”.


Toàn cảnh buổi hội thảo

Hội thảo diễn ra dưới sự chủ trì của TS . Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch VACNE. Ông Choi Yong Seol, Giám đốc công ty BJC Hàn Quốc. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới (Thừa Tiên - Huế). Tham dự hội thảo còn có ông Vũ Chiến Thắng, Phó chánh văn phòng ban chỉ đạo 33 – Bộ tài nguyên và Môi trường. Ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục trưởng chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế cùng nhiều chuyên gia, nhà khoa học của Việt Nam và Hàn Quốc, đông đảo các ban ngành liên quan, bà con nhân dân huyện A Lưới.

Sân bay A So Huyện A Lưới  là một huyện phía tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng đất được mệnh danh là "rốn" dioxin trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, thung lũng A Sho được đế quốc Mỹ sử dụng làm sân bay dã chiến và nơi chứa chất độc dioxin để đem rải hủy diệt môi trường tại các chiến trường Nam Việt Nam. 

Chất độc da cam (dioxin) đã làm cho 4,8 triệu người dân Việt Nam bị phơi nhiễm và hơn 3 triệu người, những thế hệ sau là nạn nhân của di chứng chất độc da cam truyền lại. 

Trong vòng 10 năm (1961-1971) quân đội Mỹ đã rải 72 triệu lít thuốc diệt cỏ (chứa khoảng 170kg dioxin) xuống miền Nam, trong đó vùng đất A Lưới đã phải hứng chịu 432,812 lít (tương đương 11kg dioxin).

Theo kết quả nghiên cứu của Công ty tư vấn về môi trường Hatfield (Canada) và UB 10-80 của Việt Nam, lượng chất diệt cỏ, chất hóa học rải xuống A Lưới bằng 1/2 các chất hóa học mà quân Mỹ đã rải xuống Thừa Thiên-Huế. 

Vấn đề tẩy độc đất nhiễm dioxin là một vấn đề bức thiết hơn bao giờ hết, nhằm bảo vệ cuộc sống nhân dân, môi trường sinh thái. Trên cơ sở đó VANCE đã hợp tác với Công ty BJC Hàn Quốc đã tiến hành nghiên cứu tẩy độc đất nhiễm dioxin bằng phương pháp vi sinh của Hàn Quốc.

Theo đánh giá của TS. Kwon Kae Kyoung, viện Khoa học và Công nghệ Đại dương Hàn Quốc. Việc xử lý tẩy độc trong đất mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về thời tiết, khí hậu và môi trường, nhưng phái đoàn đã được các chuyên gia và đại diện chính quyền địa phương giúp đỡ tận tình. Trong kết quả thử nghiệm sau khi lấy mẫu đất so sánh tại khu vực xử lý và khu vực chưa xử lý đã cho thấy lượng dioxin giảm mạnh. Qua phân tích các mẫu đất sau khi xử lý của Trung tâm nghiên cứu Độc học môi trường thuộc Viện Độc học Hàn Quốc (KIT), phòng thí nghiệm công nghệ sinh học biển thuộc Viện Khoa học và Công nghệ đại dương Hàn Quốc (KIOST) và Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc.
 

TS. Kwon Kae Kyoung, nhận xét quá trình thủ nghiệm tẩy độc đất nhiễm dioxin tại sân bay A Sho.

Vậy việc xử lý tẩy độc dioxin bằng công nghệ vi sinh Hàn Quốc  mang lại hiệu quả cao và tốn ít chi phí hơn so với dùng các biện pháp khác và phù hợp với mức độ tồn lưu tại sân bay A Sho và các khu vực khác.

Theo đánh giá PGS.TS Lê Bắc Huỳnh, thư ký hội đồng KHKT VACNE. Các  chuyên gia VACNE và Công ty BJC Hàn Quốc đã tiến hành lấy mẫu phân tích mức độ ô nhiễm dioxin tại khu đất thuộc sân bay A Sho đánh giá mức độ ô nhiễm và tiến hành thử nghiệm tẩy độc bằng phương pháp vi sinh với 2 chủng loại vi khuẩn hiếu khí, và chủng vi sinh kỵ khí có hoạt tính dioxygenase có tác dụng phân hủy dioxin là loại Novosphingobium Pentaromativorans US6-1 và Corynebacterium variabile IC10 lành những chủng vi sinh thích hợp để nghiên cứu triển khai thử nghiệm tẩy độc dioxin trong đất tại hiện trường sân bay A Sho; đồng thời cũng xác định được các điều kiện về độ ẩm, không khí…tối ưu và lượng dinh dưỡng hợp lý để tạo môi trường phù hợp nhằm kích thích vi sinh vật phát triển tốt để tăng cường hiệu quả tẩy độc.

Các đại biểu chủ trì hội thảo

Kết thúc hội thảo Chủ tịch VACNE đã ghi nhận và điểm lại những thành tích sự hợp tác giữa VACNE và Công ty BJC Hàn Quốc trong vấn đề tẩy độc đất nhiễm dioxin tại sân bay A Sho, bên cạnh đó cần tăng cường hợp tác hơn nữa không chỉ tẩy độc đất nhiễm dioxin mà các vấn đề khác. Trong đó cần xây dựng ngay khu chứng tích chiến tranh hóa học tại khu vực A Lưới theo văn bản số 136/VPCP ngày 8/3/2012 của Chính phủ, để tuyên truyền về tác hại chất độc hóa học dioxin đối với con người và môi trường sinh thái.

Phong Mộc

(Moitruong24h.vn)

Lượt xem : 2412

TIN KHÁC

MÙA YÊU THƯƠNG (01/02/2025 11:48 )
Tết là (31/01/2025 09:54 )
Xuân ấm (31/01/2025 08:32 )
Mùa yêu thương (30/01/2025 14:54 )