Hồn phố 5. Em ơi Hà Lội phố
1/30/2014 7:41:00 AM
(VACNE) - Mặc cho người đời chê là nói ngọng “n” thành “l”, một bộ phận cư dân phố cổ vẫn thích nói kiểu này. Nhưng giọng nói của cư dân phố cổ còn nhiều đặc trưng khác.
Dr Caxay VACNE
Không phải người phố cố đều nói “n” thành “l” (ví dụ: phở Hà lội vốn có gốc ở Lam Định). Đó chỉ là thói quen của một nhóm dân cư làm trong lĩnh vực buôn bán nhỏ và dịch vụ. Dù cho trước đó có người không hề nói “n” thành “l” nhưng khi chuyển sang cộng đồng sinh kế này, họ đều nói kiểu như vậy, và rất thích thú khi có thói quen đó. Có người cho rằng đó là dấu hiệu nhận biết của một cộng đồng mà họ rất tự hào. Có người còn cho rằng kiểu nói như vậy sẽ đem lại may mắn cho việc kinh doanh.
Những người khác không hề nói “n” thành “l”. Họ chỉ không dùng các âm uốn lưỡi, để làm cho giọng nói nhẹ nhàng, như lối sống của người phố cổ. Vậy là “Tr” biến thành “ch” (hôm nay Chời chong xanh); “gi” biến thành “d” (dản dị, dàu nghèo); “s” biến thành “x” (xản xuất, xẵn xàng), “r” biến thành “d” (dau xanh hôm nay dất dẻ).
Tuy biến âm như vậy nhưng họ viết rất đúng chính tả và phát âm các thanh (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) rất chuẩn, với âm “o”, “ô” rất tròn trịa, khiến cho thanh điệu của giọng nói rất “êm, nhẹ và yểu điệu” khó mà bắt chước cho đúng.
Bạn đừng cho là dân phố cổ không biết phát âm thế “lào” cho đúng. Đó chỉ đơn thuần là thói quen, là phong cách, là một phần của Hồn phố thôi.
Lượt xem : 1328