Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Cao Bằng tích cực chăm sóc, bảo vệ Cây Di sản Việt Nam
5/15/2020 7:24:00 PM
(VACNE) - Vừa qua cây Sấu tại cửa khẩu Sóc Giang xã Sóc Hà huyện Hà Quảng- biểu tượng “cột mốc xanh” biên giới Việt- Trung bị gẫy một cành to nhất có đường kính gần 1 mét. do gió bão quật đổ đêm 30 tháng 3 năm 2020.
Sau khi nhận được thông tin và hình ảnh từ lãnh đạo UBND huyện Hà Quảng về tình hình cây sấu bị gãy cành, Hội bảo vệ TN&MT tỉnh đã báo cáo TW Hội, HĐND tỉnh và gửi hình ảnh cành cây bị đổ gẫy và được tư vấn về cách xử lý để bảo vệ cây. Tại địa phương Lãnh đạo Hội khi xem hình ảnh hiện trường nhận thấy tính chất quan trọng của việc xử lý cây Sấu tại cột mốc biên giới Viết - Trung bị gẫy 1 cành to (chu vi 2,2m, đường kính trên 0,7m) . Do tính chất phức tạp và có phần nguy hiểm khi cắt cành gẫy to còn dính trên thân với độ cao gần 3 m, không thể sử dụng phương tiện cơ giới hỗ trợ nên Lãnh đao Hội đã trao đổi, phối hợp với với địa phương có cây di sản, được sự quan tâm vào cuộc tích cực của đồng chí Triệu đình Dũng, PHó chủ tịch UBND huyện 2 bên đã thống nhất phương án, phân công trách nhiệm để xử lý ngay. Sau 2 ngày triển khai với sự tham gia của 01 thợ chính, và 05 thợ người bản địa và 06 dân quân địa phương là lực lượng trẻ khỏe đã cắt xong an toàn toàn bộ cành Sâu bị gẫy xuống mặt đất an toàn với khối lượng gỗ khoảng 5m3. Đồng thời tiến hành xử lý hóa chất bảo vệ thực vật, phủ sơn vết cắt. Tuy nhiên việc khắc phục lỗ mục dọc thân cây cổ thụ dài 2,5 m, đường kính 30cm hiện chưa có phương án xử lý.chúng tôi đang chờ ý kiến tư vấn của chuyên gia VACNE về lĩnh vực chăm sóc bảo vệ cây DSVN.
Hình ảnh cây sấu tại cửa khẩu Sóc Giang - Hà Quảng bị đổ gẫy
Trước đó năm 2019, Hội đã phối hợp với địa phương tổ chức cắt tỉa cành cây Sung xã Tổng Cọt do bị sâu, mục cành với sự phối hợp của Cty môi trường sử dụng xe chuyên dụng để tiến hành cắt bỏ nhiều cành khô mục, cắt bỏ tầm gửi ký sinh trên các cành lớn và sử lý hóa chất để bảo vệ cây lâu dài cây DSVN. Cây Dẻ cổ thụ được công nhận là cây DSVN năm 2017, Hội đã phối hợp với địa phương và hỗ trợ kỹ thuật, phân bón để chăm sóc, cắt tỉa cành già phục hồi sinh trưởng, cho cây cho quả hàng năm.
Đến tháng 12 năm 2019 tỉnh Cao Bằng đã có 12 cây cổ thụ và 2 quần thể cây được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp bằng công nhận là cây Di sản Việt Nam. Nhiều cây cổ thụ tự nhiên có tuổi thọ hàng trăm năm đến nghìn năm nay vẫn xanh tốt, một phần do được cộng đồng địa phương có ý thức bảo vệ, gìn giữ. Tuy nhiên cây sống trong môi trường tự nhiên, ít có sự tác động chăm sóc của con người như đối với cây trồng cho nên nhiều cây cổ thụ đã bị sâu bệnh hủy hoại dẫn đến tình trạng gốc rỗng, cành mọt đe dọa đến tuổi thọ của cây.
Công việc chăm sóc, bảo vệ cây DSVN là trách nhiệm của công đồng địa phương, tuy nhiên Hội cũng rất quan tâm, phối hợp tổ chức thực hiện để bảo vệ lâu dài những giá trị về Văn hóa-lịch sử, an ninh quốc gia các cây cổ thụ tại địa phương đã được công nhận là cây DSVN. Những việc làm của Hội đã được cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân nơi có cây DSVN nhiệt tình ủng hộ, dư luận quần chúng quan tâm.
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Cao Bằng
Lượt xem : 1749