quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024

Xây dựng Côn Đảo thành khu kinh tế du lịch- dịch vụ hiện đại đặc sắc: Côn Đảo đổi mới không ngừng

Thứ Hai, 06/09/2010 | 12:53:00 PM

Côn Đảo có hệ thống di tích lịch sử cách mạng và văn hóa đặc biệt, có Vườn Quốc gia với hệ động thực vật rừng và biển đa dạng, khí hậu thời tiết ôn hòa, thuận lợi để đầu tư phát triển ngành du lịch, đồng thời có điều kiện phát triển các loại hình kinh tế dịch vụ khác, trong đó kinh tế du lịch- dịch vụ là then chốt.

 

           

Ảnh: Theo VnExpress
Ngày 9/2/2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TƯ về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là định hướng lớn cho Côn Đảo tiếp tục phát triển, đổi mới không ngừng.
            Trong 5 năm 2005-2010, cơ cấu kinh tế của Côn Đảo đã chuyển dịch theo hướng tích cực ”dịch vụ- du lịch- công nghiệp”,trong đó tỷ trọng ngành dịch vụ- du lịch tăng mạnh. Năm 2010, dịch vụ ước đạt 79,6%. Tổng giá trị tăng thêm (GDP) 5 năm gần 300 tỷ đồng, đạt 210% chỉ tiêu. Riêng giá trị tăng thêm của ngành du lịch chiếm gần 28% trong tổng giá trị tăng thêm của dịch vụ. Tổng thu ngân sách 653 tỷ đồng, đạt 194% mục tiêu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh và dự phòng cho các tình huống cấp bách, đột xuất. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn 1.470 tỷ đồng, đạt 132% chỉ tiêu, gấp 8,3 lần năm 2005. Đầu tư nước ngoài có 12 dự án, vốn đăng ký 52 triệu USD, đã thực hiện 22 triệu USD; cho thuê đất, giao đất đang triển khai xây dựng 150 ha. Riêng vốn của các doanh nghiệp nước ngoài, trong nước và vốn của nhân dân 565 tỷ đồng, đạt 198% chỉ tiêu. Quy mô vốn đầu tư du lịch ngày càng lớn, có 4/11 dự án đầu tư kinh doanh du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao đã và đang triển khai : Dự án khách sạn Sài Gòn- Côn Đảo đầu tư trên 100 tỷ đồng xây dựng khách sạn 3 sao với 82 phòng đã hoàn thành và đi vào hoạt động; dự án Resort Đất Dốc đầu tư trên 38 triệu USD xây dựng khu nhà nghỉ mát cao cấp, dự kiến cuối năm 2010 đưa vào hoạt động. Công ty TNHH Việt Nga đang triển khai dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp tại Bến Đầm. Ngoài các dự án du lịch còn có dự án nuôi cấy ngọc trai biển vốn đầu tư 2,8 triệu USD của Công ty TTHH Galatea Việt Nam đem lại hiệu quả. Kết cấu hạ tầng Côn Đảo phát triển; mạng lưới giao thông đường bộ được đầu tư nâng cấp, đảm bảo thuận lợi cho đi lại và vận chuyển hàng hóa, hành khách. Huyện tiếp tục mở rộng nhà máy điện An Hội; thực hiện dự án cảng Côn Đảo tại Vũng Tàu; xây dựng Đền thờ Côn Đảo, Bảo tàng Côn Đảo là những công trình đang hoàn thiện thiết thực chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Dự án đường tây Bắc Côn Đảo đã được UBND tỉnh phê duyệt; dự án chung cư công vụ, dự án Cảng tàu khách Côn Đảo chuẩn bị khởi công . Dự án Du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Côn Đảo đã đầu tư một số hạng mục tại các hòn đảo giá trị hơn 4,2 tỷ đồng. Côn Đảo là nơi đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công chương trình bảo tốn rùa biển. Mỗi năm trung bình có khoảng 350 cá thể rùa mẹ lên bãi biển đẻ trứng và hơn 50.000 rùa con được thả về biển.

            Ông Châu Anh Kiệt, Phó Chủ tịch UBND huyện Côn Đảo cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt Đề án phát triển kinh tế- xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020. Quan điểm phát triển ghi rõ: Xây dựng Côn Đảo thành Khu kinh tế- du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bảo tồn, tôn tạo khu di tích cách mạng đặc biệt của Việt Nam và phát triển, nâng cao giá trị Vườn Quốc gia Côn Đảo. Xây dựng Côn Đảo tương xứng với vị trí tiền tiêu, góp phần tích cực trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn kết chặt chẽ với phát triển của cả vùng phía Nam Tổ quốc. Đồng thời, phát triển Côn Đảo phải có tầm nhìn dài hạn, hướng tới hiện đại và trong thế ổn định, bền vững, có hiệu quả với những bước đi thích hợp, tạo thế đột phá ngay từ giai đoạn đầu, tạo điều kiện phát huy tiềm năng, lợi thế của Côn Đảo.
            Theo quan điểm này: Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ huyện Côn Đảo trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VIII thể hiện quyết tâm: Tập trung mọi nguồn lực, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ huyện và cả hệ thống chính trị xây dựng Côn Đảo thành khu kinh tế du lịch- dịch vụ chất lượng cao theo đúng quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp đặc thù của Côn Đảo. Các lĩnh vực có tính đột phá là: Thực hiện động bộ các quy hoạch và cơ chế chính sách, xây dựng Côn Đảo phát triển kinh tế với giữ gìn bản sắc và bảo vệ môi trường; thúcđẩy chuyển mạnh vốn đã đăng ký các dự án đầu tư sang vốn thực hiện; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển du lịch và thu hút đầu tư các khu du lịch chất lượng cao; đề xuất phân cấp cho huyện tăng thẩm quyền trong quản lý nhà nước và quản lý các đơn vị sự nghiệp của tỉnh trên địa bàn; xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo theo yêu cầu phát triển Côn Đảo, đề xuất chính sách thu hút cán bộ và khuyến khích các nhà đầu tư tự đào tạo nguồn nhân lực. Xây dựng Côn Đảo, phấn đấu đến năm 2015 tổng gía trị GDP đạt 409 tỷ đồng, trong đó du lịch- dịch vụ 340 tỷ đồng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển du lịch- dịch vụ và công nghiệp, trong đó tỷ trọng du lịch- dịch vụ chiếm 83%; thu nhập bình quân đầu người đạt 50,2 triệu đồng. Về bảo vệ môi trường, phấn đấu tỷ lệ che phủ rừng trên 80%; thu gom hầu hết rác thải công nghiệp và sinh hoạt về nơi tập trung để xử lý .
            Trong những năm trước mắt, để phát triển Côn Đảo, tổng đầu tư toàn xã hội khoảng 8.300 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách, vốn ngoài ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài. Phấn đấu cơ bản hoàn thành kết cấu hạ tầng vào năm 2015, theo hướng động bộ, hiện đại có tính đột phá đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, trọng tâm là phục vụ tốt phát triển du lịch và đảm bảo quốc phòng, an ninh…Huyện Côn Đảo tập trung cao cho phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là kinh tế du lịch. Phối hợp đề xuất thành lập Khu kinh tế du lịch và dịch vụ chất lượng cao; tham gia kêu gọi đầu tư các dự án đặc sắc, tầm cỡ khu vực và quốc tế, lấy khu vực Cỏ Ống làm trung tâm, các khu vực khác trên Đảo lớn và các đảo làm vệ tinh; chọn khu vực cách biệt, thích hợp đầu tư các khu vui chơi giải trí chất lượng cao. Phấn đấu phối hợp thu hút vốn đầu tư nước ngoài xây dựng các khu du lịch tại suối Ớt, hòn Cau, Đầm Tre, Đầm Trầu, bãi Nhát, Bến Đầm…với tổng vốn đầu tư 3.600 tỷ đồng. Đề nghị mở thêm tuyến bay mới, xây dựng các tuyến du lịch giữa đảo với đất liền, giữa các đảo với nhau, giữa các đảo với các điểm du lịch trong khu vực. Phối hợp đề xuất điều chỉnh quy hoạch tổng thể tôn tạo di tích phục vụ du lịch. Điều chỉnh quy hoạch Vườn Quốc gia theo hướng bảo tồn và nâng cao giá trị, phát triển du lịch sinh thái. Phấn đấu đến năm 2015, Côn Đảo thu hút khoảng 100.000 lượt khách đến tham quan du lịch, nghỉ dưỡng.
            Ông Châu Anh Kiệt cho biết thêm: Tuy nhiên, công tác đầu tư, xây dựng cơ bản ở Côn Đảo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; chưa kịp thời phối hợp giải quyết những vướng mắc, khó khăn để thu hút các dự án đầu tư du lịch như Nghị quyết Đại hội VII đề ra; tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch sinh thái chậm. Tụ điểm sinh hoạt văn hóa cho nhân dân các khu dân cư chưa được đầu tư xây dựng tương xứng với danh hiệu Huyện văn hóa. Đời sống tinh thần của nhân dân chưa thực sự phong phú, còn cách biệt với đất liền; mức sống của một bộ phận nhân dân còn thấp, nguy cơ tái nghèo…Nguyên nhân là do tiến độ thực hiện Đề án phát triển Côn Đảo chậm; các quy hoạch chưa được phê duyệt, ảnh hưởng đến thu hút, triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn. Chưa có cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp, tạo sức hút mạnh mẽ các nguồn vốn, dự án đầu tư. Côn Đảo chưa được phân cấp thẩm quyền để chủ động trong quản lý, điều hành.Quy mô nền kinh tế còn nhỏ; kết cấu hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ; điều kiện đi lại giữa Côn Đảo với đất liền tuy có cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn.
            Huyện Côn Đảo đề nghị Chính phủ và tỉnh đầu tư một số công trình trọng điểm đến năm 2015: Xây dựng đường Tây Bắc, mở rộng nâng cấp sân bay Côn Đảo; đồng bộ hạ tầng giao thông Cỏ Ống, Đầm Tre; dự án cảng tàu du lịch loại lớn; hoàn thiện kết cấu hạ tầng 3 khu : Bến Đầm, Trung tâm và Cỏ Ống. Xây dựng nhà máy xử lý rác thải, hệ thống thu gom và xử lý nước thải; nâng cấp mở rộng nhiệt điện, xây dựng phong điện; xây dựng mới và nâng cấp hồ chứa nước; nâng cao đời sống nhân dân…            
            Côn Đảo đang phối hợp thực hiện điều chỉnh quy hoạch di tích lịch sử theo hướng bảo tồn nghiêm ngặt khu vực I; điều chỉnh diện tích bảo tồn khu vực II theo hướng sử dụng hạn chế, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. Tin rằng, với truyền thống anh hùng, huyện Côn Đảo nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, trên cơ sở tập trung mọi nguồn lực, thực hiện an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh; phát triển mạnh kinh tế- xã hội để thực sự trở thành Khu kinh tế du lịch- dịch vụ chất lượng cao vào năm 2020.
Sỹ Thủy- Mạnh Dương

(MONRE, 1/9/20010)

Lượt xem: 861

Các tin khác

Những điểm đến kỳ lạ ở Đông Nam Á

(23/05/2014 09:40:AM)

Kế hoạch công tác phòng, chống thiên tai 2014

(22/05/2014 12:57:AM)

Đậu nành, thực phẩm vàng của thế kỷ 21

(10/05/2014 07:36:AM)

Điện Biên cần thêm xanh, thêm hấp dẫn

(02/05/2014 03:39:PM)

Triển khai dự án phát triển du lịch bền vững tại miền Trung

(25/04/2014 09:44:AM)

Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường

(24/04/2014 11:04:AM)

Mê Kông lọt top 10 dòng sông du thuyền hấp dẫn nhất thế giới

(19/04/2014 08:57:AM)

Vườn quốc gia Côn Đảo được cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái

(14/04/2014 06:34:AM)

“Không gian xanh” Văn Thánh

(13/04/2014 07:57:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE