Hỗ trợ tỉnh Sơn La 15,5 tỷ đồng, Lai Châu 9,9 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 12,5 tỷ đồng, Phú Yên 11,4 tỷ đồng, Kon Tum 19,8 tỷ đồng, Lâm Đồng 35 tỷ đồng, Bình Phước 25 tỷ đồng, Long An 25 tỷ đồng, Sóc Trăng 24,5 tỷ đồng, Kiên Giang 25 tỷ đồng, Cà Mau 25 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa 2,9 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các địa phương chủ động sử dụng nguồn vốn dự phòng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác cùng với nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ nêu trên để bảo đảm thực hiện có hiệu quả việc khắc phục hậu quả
hạn hán và xâm nhập mặn – theo Báo Thanh Tra.
Chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
Ngày 21/6, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai và ký kết phối hợp về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nội dung phối hợp tập trung vào việc biên soạn, cung cấp cho cộng đồng các tôn giáo và địa bàn dân cư kiến thức về môi trường, ứng phó với
biến đổi khí hậu và thực trạng về ô nhiễm môi trường trong nước, của địa phương và trên địa bàn dân cư. Phối hợp tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; chương trình hành động của MTTQ Việt Nam; kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Hà Nội; kế hoạch hành động của các tổ chức tôn giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu – theo Thanh Tra.
Chương trình phối hợp tập trung hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ cộng đồng tôn giáo và dân cư kỹ năng tự ứng cứu và giúp nhau xử lý tại chỗ những rủi ro bất thường của mưa đá, bão, lốc, lụt, hạn hán… xảy ra trước khi các cơ quan Nhà nước, các tổ chức can thiệp, giải quyết; cộng đồng tôn giáo và dân cư chia sẻ, giúp đỡ những người nghèo, trường hợp khó khăn, bị rủi ro do
thiên tai, dịch bệnh. Theo chương trình phối hợp, từ 1/7 - 30/8/2016, triển khai các nội dung trong Kế hoạch phối hợp và xây dựng mô hình điểm của Ban Chỉ đạo Trung ương tại chùa Pháp Vân, quận Hoàng Mai; đối với các mô hình điểm cấp thành phố tại các cơ sở tôn giáo và địa bàn đông tín đồ theo đạo: Chùa Trung Hậu, huyện Mê Linh; Giáo sứ Cầm Cơ, Họa Giáo Cơ, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín; Thánh Thất Cao Đài Thủ đô.
Phát hiện nhiều hang động mới ở Phong Nha - Kẻ Bàng
VOV đưa tin ngày 22/6, ông Howard Limbert, chuyên gia thám hiểm hang động Hoàng gia Anh đã có buổi báo cáo UBND tỉnh Quảng Bình về kết quả thám hiểm hang tại địa phương này. Từ ngày 5/3 đến ngày 10/4 năm nay, Đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh gồm 13 thành viên do ông Howard Limbert làm trưởng đoàn cùng với các nhà khoa học của Trường Đại học Khoa học và Tự nhiên Hà Nội và cán bộ của Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tiến hành khảo sát nhiều hang động tại Phong Nha –Kẻ Bàng.
Qua đó, đoàn đã phát hiện và khảo sát 57 hang động ở 14 khu vực khác nhau với tổng chiều dài lên đến 20.127m. Đây là những khu vực xa xôi, hẻo lánh nên rất khó khăn trong vấn đề thám hiểm, phần lớn trước đó chưa có dấu chân người . Đây là những kết quả rất đáng trân trọng. Qua kết quả phát hiện 57 hang động vừa rồi, về phía tỉnh có trách nhiệm bảo tồn những hang động nằm trong lòng di sản Phong Nha - Kẻ Bàng. Đây là lần thứ 17 Đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh tiến hành khảo sát và thám hiểm
hang động tại Phong Nha-Kẻ Bàng tính từ năm 1990. Đến nay, đoàn đã khảo sát tổng cộng 311 hang động lớn nhỏ với tổng chiều dài thám hiểm hơn 200km.
Ấn Độ làm đường từ chất thải nhựa
Thay vì lãng phí tài nguyên cho việc tiêu huỷ chất thải, Ấn Độ đã sử dụng nhựa tái chế để trải đường thay thế cho PVC hay các vật liệu thông thường. Sáng kiến tái sử dụng các chất thải nhựa để làm đường, Ấn Độ đang tạo ra một cuộc cách mạng xanh sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai nhằm giảm tình trạng lãng phí tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm đất và tiết kiệm chi phí làm đường cho đất nước. Chính quyền bang Maharashtra vừa quyết định sẽ sử dụng chất thải nhựa thay vì dụng nhựa PVC và nhựa đen để làm vật liệu rải đường. Biện pháp này không chỉ giúp giảm thiểu tình trạng lãng phí chất thải bằng nhựa, tăng cường khả năng chịu nước cho các con đường mà còn góp phần làm giảm tình trạng
ô nhiễm môi trường.
Thêm vào đó, chi phí xây dựng đường xá cũng sẽ giảm do lượng tiêu thụ nhựa đường giảm nhờ sử dụng chất thải nhựa. Chia sẻ với tờ Thời báo Ấn Độ, một quan chức cấp cao PWD nói: “Chúng tôi sẽ sử dụng công thức này để làm 100km đường trong năm nay. Mục tiêu trong năm tới sẽ là 1000km.” Một lợi thế nữa từ việc sử dụng
chất thải dẻo là mang lại sức bền cho các con đường. Theo ước tính, dùng nhựa sẽ có thể làm tăng “tuổi thọ” của các con đường hơn 3 năm so với bình thường – theo Cafebiz.
Dubai xây dựng nhà máy năng lượng từ chất thải rắn
Hội đồng Thành phố Dubai tuyên bố sẽ thành lập nhà máy
năng lượng sử dụng nguyên liệu từ chất thải rắn lớn nhất Trung Đông vào cuối tháng 6 năm nay. Nhà máy nằm ở quận 2, Warsan có giá trị dự kiến là 544,5 triệu USD. Ông Hussain Nasser Lootah, Thị trưởng Thành phố Dubai cho biết, dự án này sẽ mất khoảng 3 năm. Nhà máy dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong quý II năm 2020. Trong giai đoạn đầu tiên của dự án, sẽ có khoảng 2.000 tấn chất thải rắn đô thị mỗi ngày được xử lý để sản xuất ra 60MW điện – theo Báo Xây Dựng.
Mục tiêu của dự án phù hợp với chương trình Nghị sự Quốc gia với mục tiêu giảm 75% lượng rác thải trên khắp các bãi rác trong Tiểu vương quốc từ nay cho đến năm 2021. Bên cạnh đó, dự án đặt mục tiêu giảm khí metan thoát ra từ các bãi chôn lấp nhằm
bảo vệ môi trường. Phó Thị trưởng Essa Al Maidoor cho biết, dự án đốt rác thải là 1 trong bốn dự án sản xuất năng lượng xanh của thành phố. Ông cho biết thêm, Hội đồng Thành phố đang phối hợp với Cơ quan Năng lượng Quốc gia tiến hành sản xuất 7% tổng mức năng lượng của Dubai từ các nguồn năng lượng sạch vào năm 2020.