Tháng 7 vừa qua, Ủy ban thời tiết quốc gia Mỹ phát động tuần lễ an toàn khi sét đánh, với các thông tin cảnh báo, luyện tập, giúp mọi người phòng tránh hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm, vốn cướp đi sinh mạng của khoảng 100 người mỗi năm này.
Lý giải được nhiều người đồng tình nhất là sét được tạo ra do sự thiếu cân bằng điện từ ở các đám mây.
Những tia lửa tĩnh điện khổng lồ này “xé toạc” khí quyển với tốc độ 96 triệu km mỗi giờ, hiệu điện thế giữa hai đám mây tích điện trái dấu lên đến hàng tỉ volt. Chỉ trong chốc lát, dòng điện đó tạo ra các sóng ánh sáng, có thể cho thấy những tia chớp sáng rực bầu trời. Không khí bên trong các đám mây nóng dần lên đến hơn 27.000 độ C, giãn nở nhanh và sau đó phát nổ. Đó cũng là phát tiếng sấm. Tất cả xảy ra trong không đầy một chớp mắt, lên đến 8 triệu lần mỗi ngày.
Sét là một hiện tượng tự nhiên xảy ra thường xuyên nhất, được quan sát tốt nhất nhưng lại là hiện tượng con người hiểu biết ít nhất.
Sau đây là một số hình ảnh độc đáo về sét:
|
Tia chớp “thắp sáng” bầu trời phía sau City Hall, khi một cơn bão di chuyển qua Athens ngày 18/6/1009.
|
|
Sét "đánh sập" khu năng lượng Davis Besse, cảng Oak, Ohio, ngày 2/4/2009.
|
|
Các "xúc tu" của sét che phủ bầu trời trên cánh đồng Voyle, Galesburg, Illinois, ngày 18/6/2009.
|
|
Bức ảnh chụp đám mây bão cùng sét xuất hiện trên bầu trời ở khu vực Tòa nhà Quốc hội Londo, Anh, ngày 27/6/2009.
|
|
Khu vực hồ Lecco, Italy, đang "hứng chịu" những tia sét đầy sức mạnh.
|
|
Bầu trời Bắc Kinh, Trung Quốc "đắm chìm" trong màu đen khi một cơn bão kèm sấm chớp ập đến.
|
|
Các tia sét xuyên mây trên bầu trời Pula, Croatia, ngày 10/7/2009.
|
|
Khi tia sét chạm đất ở khu vực nông thôn quận Cherokee, Kansas, ngày 16/6/2009.
|
|
Các tia sét "hoành hành" ở phía trên tàu sân bay USS John C. Stennis trên đường tới vịnh Thái Lan, ngày 8/4/2009.
|
|
Sét "phô diễn sức mạnh" phía trên hạm đội chiến đấu cơ trên hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln.
|
|
Cận cảnh của tia sét trên Cung điện Liên bang Thụy Sĩ ngày 17/7/2009.
|