Vietnamese English
Hiệu quả từ Mô hình tái chế phế thải xây dựng

12/31/2021 9:27:00 AM

Với quyết tâm “biến phế thải thành tài nguyên” Công ty Toàn Cầu đã mạnh dạn đầu tư hàng loạt máy móc thiết bị hiện đại công nghệ châu Âu có độ ồn và nồng độ bụi phát ra cực thấp, đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam trong khu vực đô thị và bước đầu hoạt động khá hiệu quả.

Mô hình tái chế phế thải xây dựng

Hiện Công ty đang sử dụng máy nghiền loại RUBBLE MASTER, cung cấp bởi hãng nổi tiếng của Đức và đạt tiêu chuẩn EURO 6 trong khi đó máy móc tại Việt Nam chỉ đang dừng ở sử dụng đạt tiêu chuẩn EURO 4. Chính vì vậy, loại máy này không những nhỏ gọn mà tính năng rất ưu việt khi độ ồn phát ra cực thấp, có thể đưa vào tận chân công trình trong nội đô để phá dỡ và xay nghiền tại chỗ để sử dụng
tái chế làm vật liệu lát nền.
 

Máy nghiền có thể tự động tách các vật liệu khác như đinh, sắt thép. (Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường)

Mặt khác, bên trong máy có
thiết bị dập bụi và hệ thống phun cấp nước liên tục nên nồng độ bụi rất thấp. Máy còn tự lọc và hút đinh, sắt dính liền khối bê tông nếu có. Đây là đặc tính nổi trội mà các thế hệ máy móc của Việt Nam hay Trung Quốc  không thể làm được.

Mặc dù hoạt động mới chỉ hơn 2 năm, song Công ty Toàn Cầu đã tiếp nhận phá dỡ nhiều công trình lớn trên địa bàn Hà Nội như phá dỡ công  trình cũ trên đất trụ sở Công an huyện Thanh Oai, công an Huyện Quốc Oai, trụ sở Công an quận Hà Đông và tiếp nhận chất thải rắn xây dựng từ các công trình do Công ty Cổ phần
môi trường UDECO vận chuyển về bãi tập kết.

Để vận hành được hệ thống máy móc thiết bị theo quy trình khép kín, không gây
ô nhiễm môi trường và tạo thuận lợi cho hoạt động, trước khi đưa máy móc vào vận hành, đơn vị đã chủ động xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật vận hành quản lý sản xuất và phương án định mức dự toán chi phí sản xuất xử lý nghiền tái chế chất thải rắn xây dựng; Đã xây dựng quy trình thi công phá dỡ công trình, tiếp nhận chất thải rắn, phân loại thu gom, xử lý nghiền sàng, tái chế chất thải rắn xây dựng; Xây dựng định mức dự toán chi phí xử lý nghiền và xác định đơn giá dịch vụ xử lý chất thải rắn xây dựng để báo cáo và trình các Sở, nghành liên quan.

Đơn vị cũng đã thực hiện lập và trình Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Đề án và đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường - Quyết định số 4892/QĐ-UBND, ngày 30/10/2020. Trong khi hoạt động, đơn vị đã thường xuyên thuê các đơn vị chuyên ngành thực hiện quan trắc đánh giá tác động môi trường, thuê xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải huy hại (nếu có), xử lý phân bùn, nước thải theo quy định.

Trong các cuộc cuộc kiểm tra về hoạt động của đơn vị về yếu tố bảo vệ môi trường đều được đánh giá thực hiện tốt, cơ bản đã thực hiện theo các quy định về môi trưởng của đề án. Ngoài ra, đơn vị đã thực hiện trồng phủ cây xanh quanh khu đất tạo cảnh quan môi trường đảm bảo theo hướng dẫn của chính quyền, chưa để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất, gây ô nhiễm, mất an toàn, an ninh tại địa bàn hoạt động.

Đề án xử lý tái chế nghiền chất thải rắn xây dựng của đơn vị đã  tạo ra nguồn nguyên liệu mới, sạch, có chất lượng tương đương với tài nguyên tự nhiên, đảm bảo dùng cho các công trình thi công san lấp, san nền, làm sân đường, sản xuất các sản phẩm gạch.

Hoạt động thu gom xử lý này giúp bảo vệ triệt để việc ô nhiễm môi trường do phế thải xây dựng, góp phần tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường sạch đẹp cho Thủ đô; Dự án cũng tạo ra hàng trăm công ăn việc làm cho người lao động.

Hoạt động tiên phong về thu gom xử lý và tuyên truyền nêu cao ý thức của chủ nguồn thải, người dân đặc biệt là những người làm trong nghành xây dựng về ý thức và giá trị bảo vệ môi trường của tập thể Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên trong đơn vị là động lực động viên đơn vị vượt qua nhiều khó khăn, thử thách.

Xây dựng thế giới tác động đến môi trường như thế nào?

Theo nghiên cứu mới ngành xây dựng đóng góp tới 23% ô nhiễm không khí, 50% thay đổi khí hậu, 40% ô nhiễm nước uống và 50% chất thải chôn lấp.

Trong nghiên cứu riêng biệt của Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC), ngành xây dựng chiếm 40% mức sử dụng năng lượng trên toàn thế giới, với ước tính đến năm 2030 lượng khí thải từ các tòa nhà thương mại sẽ tăng 1,8%.
Hơn nữa, theo EPA, hoạt động xây dựng có thể thay đổi đáng kể bề mặt của một vùng đất do phần lớn là dọn sạch thảm thực vật và khai quật, vốn phổ biến trong nhiều dự án xây dựng.

Theo cơ quan này, kết quả có nghĩa là môi trường xung quanh có thể bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là các hồ nước xung quanh, nơi đã trải qua sự gia tăng ô nhiễm do các dự án xây dựng khác nhau trong các năm gần đây.

Ngoài ra, nghiên cứu của Kleiwerks nói rằng vật liệu xây dựng, chẳng hạn như bê tông, nhôm và thép, chịu trách nhiệm trực tiếp cho lượng phát thải CO2 lớn của Hồi do hàm lượng cao của hàm lượng năng lượng được thể hiện trong nhà, với 9,8 triệu tấn CO2 được tạo ra từ sản xuất 76 triệu tấn bê tông thành phẩm tại Mỹ.

Ở Anh, các con số này đã không được chú ý, với việc xuất bản Hướng dẫn xanh, công trình của Oxford Brookes và ngành xây dựng Vương quốc Anh, đưa ra cách các công ty xây dựng có thể sử dụng vật liệu để giúp môi trường. Sau khi công bố hướng dẫn, 230.000 dự án xây dựng đã cải thiện vị thế môi trường của họ, với hơn một triệu công ty xây dựng đang chờ chứng nhận trên toàn thế giới, theo cơ quan này.

Tại Mỹ, EPA giám sát việc bảo vệ môi trường và có một số quy tắc và quy định để đảm bảo ngành xây dựng có thể giảm tác động tiêu cực đến khí hậu.

(Theo Kinhtemoitruong)

Lượt xem : 1758