Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
2/19/2024 9:16:00 AM
Với tuổi đời gần 200 năm, cây đa cổ thụ tại thôn Đồng Xá Bắc và cây gạo cổ thụ tại thôn Phí Gia, xã Đồng Cẩm, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương vừa công nhận Cây Di sản Việt Nam.
TMO - Với tuổi đời gần 200 năm, cây đa cổ thụ tại thôn Đồng Xá Bắc và cây gạo cổ thụ tại thôn Phí Gia, xã Đồng Cẩm, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương vừa công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Theo đề xuất của Hội đồng Cây Di sản, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vừa công nhận cây đa tại miếu xóm Ngò, thôn Đồng Xá Bắc và cây gạo tại đình Đâu, thôn Phí Gia, xã Đồng Cẩm, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương vừa công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Cây đa cổ thụ tại Miếu xóm Ngò, thôn Đồng Xá Bắc, huyện Kim Thành vừa được công nhận là Cây Di sản.
Ngày 18/2, chính quyền cùng nhân dân xã Đồng Cẩm long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với cây đa và cây gạo cổ thụ trên địa bàn xã. Tham dự buổi lễ có: TS. Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam; đại diện Lãnh đạo huyện Kim Thành cùng đông đảo người dân địa phương.
Cây gạo Di sản trong khuôn viên đình Đâu, thôn Phí Gia, xã Đồng Cẩm.
Phát biểu tại lễ công bố Cây Di sản Việt Nam do chính quyền địa phương tổ chức, TS.Trần Văn Miều chúc mừng và bày tỏ xúc động trước sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng về sự kiện bảo tồn Cây Di sản, đặc biệt là tỉnh Hải Dương, trong đó có cán bộ và nhân dân xã Đồng Cẩm, huyện Kim Thành. Việc chính quyền địa phương chính thức ra mắt Ban quản lý Cây Di sản Việt Nam góp phần bảo vệ và giữ gìn những báu vật của các bậc tiền nhân để lại; đồng thời nhắc nhở bà con phải chăm sóc cây xanh, bảo vệ những cây Di sản. Hoạt động này, không chỉ là bảo tồn đa dạng sinh học cho đất nước, mà chính là bảo vệ cuộc sống an lành cho người dân.
TS. Trần Văn Miều (ngoài cùng bên phải), Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao quyết định công nhận Cây Di sản cho chính quyền địa phương.
Theo quan sát, cây đa và cây gạo cổ thụ có chiều cao khoảng 30-35m, dáng cây thẳng đứng, tán phủ rộng và đang xanh tốt. Việc công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với hai cây cổ thụ này có ý nghĩa quan trọng, góp phần bảo vệ, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái, bảo vệ nguồn gen quý hiếm, đồng thời, nâng cao công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng xã hội nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
Cây đa Di sản tại miếu xóm Ngò, thôn Đồng Xá Bắc.
Cây gạo Di sản vừa được công nhận.
Hoạt động công nhận, bảo tồn Cây Di sản Việt Nam được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát động và triển khai từ năm 2010, ngoài bảo tồn đa dạng sinh học, hoạt động này nhằm tuyên truyền giáo dục nhận thức cộng đồng bảo vệ cây xanh, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường góp phần phát triển bền vững./.
TRUNG KIÊN
(Tap chí điện tử Thiên nhiên Môi trường)
Lượt xem : 965