Vietnamese English
Dự thảo Luật Báo chí còn rối rắm và mơ hồ

7/1/2015 7:11:00 PM

(VACNE,1/7/2015 ) - Đây là nội dung hầu hết ý kiến của các nhà khoa học, lãnh đạo một số Hội thành viên và đại diện các cơ quan báo chí thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam tại hội thảo “Góp ý Dự thảo Luật Báo chí” được tổ chức hôm nay.

 

Với thái độ thẳng thắn và có trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước, các đại biểu cho rằng: mục tiêu Dự thảo Luật Báo chí lần này chưa rõ ràng và chưa gắn kết với thực tế và quyền làm chủ của nhân dân trong Hiến pháp năm 2013 đã quy định.    

Có ý kiến cho rằng: từ mục đích không rõ ràng, nên Dự thảo lần này có biểu hiện “thụt lùi” so với Luật Báo chí 1989. Nhiều quy định mới không có tính định hướng và thiếu thực tế, mà lại đi vào những tiểu tiết như tiêu chuẩn người đứng đầu cơ quan báo chí, cấp phó…gây khó cho khăn cho người thưc thi Luật và tạo thêm sự cồng kềnh và sự trì trệ cho cơ quan báo chí.

Dù không thừa nhận báo chí tư nhân ( Điều 16) nhưng trong thực tế vẫn đang tồn tại những ấn phẩm báo chí chuyên ngành của các Tập đoàn, doanh nghiệp, trường đại học tư thục, trung tâm nghiên cứu. Bên cạnh đó, còn có hàng nghìn trang tin điện tử của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện và một số lượng vô kể blog cá nhân, mà trong đó có nhiều thông tin thời sự và những quan điểm rất riêng…Vì thế, chúng ta phải có cách ứng xử thích hợp và đặt mọi hoạt động thông tin này trong khuôn khổ của Luật Báo chí. Kể cả các hoạt động của nhà báo nước ngoài trên lãnh thổ của Việt Nam.

Một số đại biểu còn cho rằng: cách tiếp cận của Dự thảo Luật Báo chí lần này “có vấn đề”. Đó là những quy định tạo ra sự bất bình đẳng giữa các cơ quan báo chí (được bao cấp và hạch toán có thu), tạo nhiều kẽ hở (xin - cho) trong lĩnh vực thuế, phí và cấp phép, cấp thẻ Nhà báo …Theo các đại biểu: đại bộ phận báo, đài hiện nay vẫn được Nhà nước bao cấp toàn bộ hoặc một phần về nhân sự, trụ sở, trang thiết bị, chi phí in ấn và được phát hành. Dự thảo Luật Báo chí (điều 7) còn quy định về Quỹ hỗ trợ phát triển báo chí với nguồn tài chính chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Quy định thêm điều này sẽ tạo thêm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời khiến cho các cơ quan báo, đài khó hội nhập với kinh tế thị trường. Trong khi đó khuyến khích kinh tế cho báo chí tồn tại và phát triển, vấn đề thuế của báo chí đóng góp cho ngân sách Nhà nước…lại không được Dự thảo đề cập đến./.

 

 

 

Văn phòng VACNE

Lượt xem : 2386