Chương trình có sự tham gia của Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban tổ chức cuộc thi, Ban biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống cùng gần 5.000 sinh viên trong hệ thống Đại học Huế tham dự.
Mỹ viện trợ Việt Nam hơn một triệu USD chống thiên tai
Chính phủ Mỹ quyết định viện trợ Việt Nam hơn một triệu USD cho hoạt động cứu trợ khẩn cấp và phòng chống
thiên tai dài hạn. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink cho biết Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) sẽ cung cấp khoản hỗ trợ trị giá 250.000 USD để cung cấp hàng hóa và vật dụng thiết yếu cho người dân các vùng của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của bão Damrey. Vào tháng trước, cơ quan này cũng trao khoản viện trợ 800.000 USD cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhằm thực hiện các hoạt động sẵn sàng ứng phó thiên tai, dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho khoảng hơn 40.000 người dân tại ba tỉnh nằm trong khuôn khổ của dự án.
Ít nhất 69 người chết, 30 người mất tích sau khi cơn bão Damrey đổ bộ các tỉnh Nam Trung Bộ từ ngày 4/11. Mưa bão cũng làm sập trên 1.300 ngôi nhà, gần 115.000 nhà tốc mái, hư hại; gần 1.300 tàu cá bị chìm, hư hỏng. Trước đó Nga, Hàn Quốc và New Zealand cũng tuyên bố viện trợ
Việt Nam với số tiền lần lượt là 5 triệu, một triệu và 500.000 USD sau cơn bão Damrey.
Ra mắt Dự án hỗ trợ khắc phục và phòng chống thiên tai 'Miền Trung yêu thương'
Sáng 15/11, tại TP.HCM, Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Dự án hỗ trợ khắc phục và phòng chống
thiên tai “Miền Trung yêu thương”. Dự án sẽ được tiến hành trong ít nhất 5 năm hướng đến hỗ trợ bền vững 14 tỉnh/thành miền Trung từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận nhằm giúp người dân, ứng phó và khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra. Qua dự án, những khóa tập huấn kỹ năng phòng chống bão lụt sẽ được tổ chức thường xuyên trên cơ sở thực tế của từng địa phương.
Dự án cũng đã cho ra mắt website: www.mientrungyeuthuong.vn nhằm cập nhật kịp thời diễn biến của
thời tiết, dự báo thiên tai từ các cơ quan chuyên môn như Trung tâm khí tượng Quốc gia; cập nhật số liệu chính xác số liệu thiệt hại 1 cách nhanh nhất sau bão lũ nhằm giúp bà con có thể ứng phó, khắc phục thiên tai một cách hiệu quả và kịp thời. Thông qua 'bản đồ cứu trợ' trên website www.mientrungyeuthuong.vn, những nhà hảo tâm cũng sẽ dễ dàng cập nhật, lựa chọn cách thức tiếp cận và hỗ trợ bà con đang trong vùng bị thiên tai, tránh trường hợp một vùng bị bão, lụt tập trung nhiều chuyến hàng từ thiện từ các mạnh thường quân nhưng những vùng bị thiệt hại khác lại không được biết tới để được hỗ trợ.
TP.HCM ban hành kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2018
Theo kế hoạch
bảo vệ môi trường năm 2018, UBND TP.HCM sẽ hỗ trợ xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường bức xúc ở địa phương. Theo đó, UBND thành phố sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các đơn vị sản xuất, kinh doanh có phát sinh nước thải gây ô nhiễm môi trường nguồn nước, hướng đến kéo giảm và chấm dứt việc xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
Theo MONRE, UBND thành phố cũng kiểm tra, rà soát thống kê nguồn thải; xử lý triệt để, di dời cơ sở gây
ô nhiễm môi trường và không phù hợp quy hoạch, nằm xen cài trong khu dân cư; giám sát việc phân loại thu gom, lưu trữ chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố; đẩy mạnh công tác xử lý các hành vi lấn, chiếm lòng sông, hành lang bảo vệ kênh, rạch gây ách tắc dòng chảy; thực hiện quan trắc chất lượng nước ngầm tại các khu vực chịu ảnh hưởng từ các nguồn ô nhiễm...
520.400 người ở Châu Âu chết do ô nhiễm không khí
Theo Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), 41 quốc gia ở khu vực châu Âu có 520.400 người chết do chất gây ô nhiễm
không khí được tạo ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch hồi năm 2014, so với con số 550.000 của năm 2013. Dữ liệu thu thập được từ các trạm quan sát cho thấy 82% dân số thành thị của EU phơi nhiễm MP2,5 (hạt bụi trôi nổi có đường kính nhỏ hơn 2,5 µm - bụi mịn) trong năm 2015. Trong đó có 428.000 trường hợp tử vong liên quan trực tiếp tới bụi mịn.
Trước tình trạng này, Ủy ban châu Âu (EC) cam kết xử lý tình trạng ô nhiễm không khí và hỗ trợ các quốc gia thành viên cải thiện chất lượng không khí nằm trong tiêu chuẩn cao nhất. Theo thống kê, Anh xếp vị trí thứ 55 trong số 188 nước bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm. Ở Anh khoảng 8% hoặc 50.000 số trường hợp
tử vong có liên quan đến ô nhiễm. Nhiều quốc gia châu Âu đang thúc đẩy giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí do EEA cảnh báo.
Lũ lụt gây thiệt hại tài sản lên đến 13,7 tỷ USD
Tính trung bình mỗi năm, lũ lụt tác động đến 96,9 triệu người trên toàn thế giới và gây thiệt hại tài sản lên đến 13,7 tỷ USD - theo đánh giá từ Cơ quan Giảm thiểu Thiệt hại do Thiên tai của Liên Hiệp Quốc (UNISDR). Những trận lũ lớn trong năm 2017 càng làm con số này tăng thêm. Bức tranh toàn cảnh về thiên tai càng rõ hơn khi tham khảo dữ liệu chính xác hơn được cung cấp bởi các vệ tinh và thiết bị cảm biến đặt trên mặt đất kết hợp với mô hình siêu máy tính.
Mô hình siêu máy tính mô phỏng lũ lụt đang giúp chính quyền các quốc gia chuẩn bị ứng phó phòng vệ hiệu quả hơn và từ đó giảm thiểu tối đa thiệt hại về người cũng như tài sản. Sử dụng công nghệ laser LIDAR (hệ thống vẽ bản đồ địa hình từ trên không bằng tia laser) cũng như hệ thống dữ liệu khác, Ambiental lập mô hình kỹ thuật số gọi là Flowroute cho phép dự đoán mực nước dâng cao đến mức nào ở thành thị cũng như vùng nông thôn. Năm 2011, trận lụt khủng khiếp được mô tả là "Đại Hồng thủy" đã nhấn chìm thành phố Brisbane - thủ phủ Queensland của Australia - trong biển nước và giết chết hàng chục người đồng thời gây thiệt hại tài sản rất lớn. Mô hình số của Ambiental giúp dự đoán mức độ nghiêm trọng của trận lụt Brisbane đến 95%.
Trái Đất sẽ càng nóng hơn sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris
Theo VietnamPlus, việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu năm 2015 sẽ khiến nhiệt độ toàn cầu tăng thêm gần 0,5 độ C vào năm 2100. Đây là kết luận được tổ chức Theo dõi tác động khí hậu (CAT) đưa ra trong một bản báo cáo phân tích được công bố tại Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ 23 về chống biến đổi khí hậu (COP 23) đang diễn ra ở thành phố Bonn của Đức. Trong bản báo cáo, CAT tính toán nếu tất cả các nước, bao gồm Mỹ, thực thi các cam kết cắt giảm khí thải cácbon theo Hiệp định Paris năm 2015, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng 2,8 độ C so với mức tiền công nghiệp, và kịch bản này sẽ khiến thế giới khó tránh khỏi những thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra.
Tuy nhiên, với việc Mỹ từ bỏ các mục tiêu cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, được đưa ra dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, viễn cảnh tương lai sẽ tồi tệ hơn khi nhiệt độ của Trái Đất vào cuối thế kỷ này thậm chí sẽ "tăng vọt" 3,2 độ C. Theo kế hoạch, từ năm 2020, các nước tham gia thỏa thuận sẽ bắt đầu triển khai kế hoạch cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính để kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu không quá 2 độ C, thậm chí 1,5 độ C, so với nhiệt độ của thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp (vào khoảng thập niên 50 của thế kỷ 19).
Trái Đất đang ngày càng tiến gần "điểm giới hạn" nguy hiểm
Khi biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ toàn cầu, Trái Đất ngày càng tiến gần hơn đến "điểm giới hạn" nguy hiểm, khiến tình trạng
nóng lên toàn cầu đến nhanh hơn và vượt quá khả năng của con người có thể kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất. Đây là cảnh báo của các nhà khoa học đang tham dự các cuộc họp ngày 13/11 trong khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP23) diễn ra tại thành phố Bonn của Đức – TTXVN đưa tin.
Theo các nhà khoa học, tình trạng
biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp và ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Trong 2 năm qua, nhiều bằng chứng cho thấy hành tinh này đang tiến gần đến "điểm giới hạn" trong hệ thống Trái Đất. Nếu vượt qua ngưỡng vô hình này, Trái Đất sẽ mất kiểm soát và rơi vào tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng. Một số nhà khoa học cho rằng bề mặt của hành tinh này đã nóng lên trung bình 1,1 độ C trong vòng 150 năm qua, đủ để làm tan băng ở Tây Nam Cực.